Menu
danh mục Sản phẩm

Thiết bị phòng mổ

Thiết bị sản khoa

Thiết bị sinh học phân tử

Thiết bị xét nghiệm

Thiết bị vật lý trị liệu

Tủ bảo quản

Nội Thất Y Tế

Tủ lạnh bảo quản vaccine/dược

Thiết bị thú y

Thiết bị hồi sức cấp cứu

Mô hình giảng dạy y khoa

Tủ lạnh âm sâu

Thiết bị thăm dò chức năng

Chống nhiễm khuẩn+Xử lý rác thải

Thiết bị nhi khoa

Thiết bị thí nghiệm - Vi sinh

Thiết bị chẩn đoán hình ảnh

Thiết bị nha khoa

Hóa chất vật tư tiêu hao

Tủ an toàn sinh học cấp chính hãng kèm báo giá chi tiết

Tủ an toàn sinh học là gì? Cấu tạo của tủ an toàn sinh học ra sao? Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học tại phòng thí nghiệm như thế nào? Bài viết dưới đây của MEDITOP sẽ thông tin đến bạn những kiến thức hữu ích. Cùng tham khảo chi tiết ngay nhé! 

1. Tủ an toàn sinh học là gì?

Tủ an toàn sinh học là tủ thao tác kín, được sử dụng trong phòng thí nghiệm giúp bảo vệ an toàn cho người dùng, mẫu thao tác và môi trường. Theo đó, tủ an toàn y tế gồm 3 cấp là tủ an toàn sinh học cấp 1, tủ an toàn sinh học cấp 2tủ an toàn sinh học cấp 3. Thiết bị được ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy và IV

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học

2. Cách phân loại tủ an toàn sinh học

Ngoài những tiêu chuẩn NSF/ANSI 49, tủ an toàn sinh học có thể được áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật EN12469:2000 của Châu Âu để đánh giá và phân loại. Bên cạnh đó, tủ này còn đạt được các tiêu chuẩn quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Dưới đây là bảng so sánh tiêu chuẩn tủ an toàn y tế dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật NSF49 của Mỹ. 

Tủ an toàn sinh học

Tốc độ khí Inflow

Tỷ lệ khí xả (%)

Tỷ lệ khí tuần hoàn (%)

Hệ thống thải khí

Tác nhân phóng xạ và hơi độc

Mức an toàn sinh học (BSL)

Bảo vệ mẫu

Cấp 1

75 fpm (0.38 m/giây)

100 

0

Ống cứng ra bên ngoài hoặc trong phòng

Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng

1,2,3

Không

Cấp 2 - A1

75 fpm (0.38 m/giây)

30

70

Thải ở trong phòng

Không

1,2,3

Cấp 2 - A2

100 fpm (0.5 m/ giây)

30

70

Thải ở trong phòng

Không

1,2,3

Cấp 2 - B1

100 fpm (0.5 m/ giây)

70

30

Plena áp suất âm, ống cứng bên ngoài

Làm việc lượng nhỏ

1,2,3

Cấp 2 - B2

100 fpm (0.5 m/ giây)

100 

0

Ống cứng ra ngoài phòng

Làm việc lượng nhỏ

1,2,3

Cấp 3

Không 

0

100

Ống cứng ra ngoài phòng

Làm việc lượng nhỏ

1,2,3

2.1 Tủ thao tác PCR

Tủ sinh học cấp 1 có dòng khí như một tủ hút hóa chất nhưng có thêm màng lọc Hepa trong hệ thống ống xả. Do đó, tủ này có thể ngăn chặn được tác nhân gây hại phát tán ra ngoài môi trường.

  • Bảo vệ người dùng khỏi các tác nhân gây lây nhiễm cấp BSL 1 - 2 -3.
  • Có tính năng bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm và thải ra các luồng khí độc hại.
  • Tủ thao tác PCR không bảo vệ được mẫu.

>>>> XEM THÊM: Tủ an toàn sinh học cấp 1 vị trí , tủ thao tác PCR của MEDITOP

2.2 Tủ an toàn sinh học cấp 2

tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 được sử dụng để tránh sự lây nhiễm chéo trong quá trình thao tác và gia tăng độ chính xác cho các thí nghiệm. Loại tủ này được sử dụng phổ biến trong các loại thí nghiệm cần nhiều sự an toàn. 

  • Giúp bảo vệ người dùng trước những tác nhân gây lây nhiễm theo cấp nguy cơ an toàn sinh học (BSL-BioSafety Level)  1 -2 - 3.
  • Bảo vệ môi trường, hạn chế thải khí độc hại.
  • Loại tủ này có thể bảo vệ được mẫu an toàn.
  • Tủ an toàn sinh học cấp 2 có 4 kiểu là: A1, A2, B1, B2 tùy theo mức độ và yêu cầu để bạn lựa chọn cho phù hợp. 

>>>> THAM KHẢO THÊM: Tủ an toàn sinh học cấp 2 A1, A2, B1, B2 vị trí tại MEDITOP

2.3 Tủ an toàn sinh học cấp 3

Tủ an toàn sinh học cấp 3 được bọc kín hoàn toàn, thông qua các màng bọc Hepa được thông gió và trang bị thêm các công nghệ hiện đại như cổng đưa mẫu bằng pass - box, thiết bị tiệt trùng 2 cửa, cổng găng tay thao tác… 

  • Giúp bảo vệ người dùng trước những tác nhân gây lây nhiễm theo cấp nguy cơ an toàn sinh học (BSL-BioSafety Level)  1 -2 - 3.
  • Bảo vệ môi trường, hạn chế thải khí độc hại.
  • Loại tủ này có thể bảo vệ được mẫu an toàn.
  • Tủ an toàn sinh học cấp 2 có 4 kiểu là: A1, A2, B1, B2 tùy theo mức độ và yêu cầu để bạn lựa chọn cho phù hợp. 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học, phân loại - ứng dụng

3. TOP 2 tủ sinh học cấp 1 tại MEDITOP

3.1 Tủ an toàn sinh học cấp 1 Hepa

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học cấp 1 Hepa

 Tủ thao tác PCR Hepa là tủ thao tác vô trùng dùng để nuôi cấy vi sinh ở điều kiện vô trùng nghiêm ngặt. Loại tủ này được sử dụng phổ biến trong các phòng vi sinh trên toàn thế giới. Ngoài ra, cửa được thiết kế mở trượt bằng đối trọng và có kính cường lực dày 5mm nên có độ bền và tiện dụng cao. 

Thông số kỹ thuật

 

Kích thước

- Kích thước ngoài: 700*670*1100mm (W*D*H)

- Kích thước trong: 630*540*550mm  (W*D*H)

Thông số kỹ thuật

- Phần bao tủ bằng sắt tấm dày 1.2mm sơn tĩnh điện.

 - Tủ nghiêng 10°C cho phép thoải mái khi vận hành

- Vách lưng tủ có lớp inox đục lỗ giúp hoàn lưu gió trong phạm vi tủ.

- Công tắc điều khiển đèn đôi bố trí phía trước tủ. 

- Mặt làm việc bằng inox 304 dày 1.2mm

- Tủ có 01 đèn UV tiệt trùng bố trí trước 

- Lọc HEPA H13 kích thước 250x250x70mm

- Quạt hoàn lưu công suất 78W, xuất xứ Đài Loan, toàn bộ bằng nhôm, vận hành êm

- Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang được bố trí mặt trước tủ giúp không bị lóa mắt khi thao tác.

- Công tắc điều khiển đèn chiếu sáng, đèn UV 

- Nguồn điện: 230V/50Hz

Bộ khung chân

 

Có 4 bánh xe

>>>> XEM NGAY: Tủ pcr có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

3.2 Tủ PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

tủ an toàn sinh học cấp 2

Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

 Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa là một trong những sản phẩm tủ an toàn cấp 1 được quan tâm tại MEDITOP. Sản phẩm này có tủ chứa máy PCR được sử dụng trong kiểm nghiệm hiệu quả và an toàn. 

Thông số kỹ thuật

Kích thước

- Kích thước ngoài: 1200*670*1100mm (W*D*H)

- Kích thước trong: 1130*540*550mm  (W*D*H)

Thông số kỹ thuật

- Phần bao tủ bằng sắt tấm dày 1.2mm sơn tĩnh điện.

- Tủ nghiêng 10°C cho phép thoải mái khi vận hành

- Vách lưng tủ có lớp inox đục lỗ giúp hoàn lưu gió trong phạm vi tủ.

- Công tắc điều khiển đèn đôi bố trí phía trước tủ. 

- Mặt làm việc bằng inox 304 dày 1.2mm

- Tủ có 01 đèn UV tiệt trùng bố trí trước 

- Lọc HEPA H13 kích thước 250x250x70mm

- Quạt hoàn lưu công suất 78W, xuất xứ Đài Loan, toàn bộ bằng nhôm, vận hành êm

- Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang được bố trí mặt trước tủ giúp không bị lóa mắt khi thao tác.

- Công tắc điều khiển đèn chiếu sáng, đèn UV 

- Nguồn điện: 230V/50Hz

Bộ khung chân

Có 4 bánh xe

>>>> THAM KHẢO THÊM: Tủ thao tác pcr có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

4. TOP 3 tủ an toàn sinh học cấp 2 tại Thiết bị y tế MEDITOP

4.1 Tủ an toàn sinh học cấp 2 Hàn Quốc J-BSCV1, J-BSCV2 

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học cấp 2 Hàn Quốc

Tủ an toàn sinh học cấp 2 Hàn Quốc là một trong những loại tủ bán chạy nhất tại MEDITOP với nhiều tính năng nổi bật và đảm bảo an toàn cho người dùng. Sản phẩm thuộc loại tủ an toàn sinh học Class II A2.  

Thông số kỹ thuật

Model

J-BSCV1

J-BSCV2

Loại tủ an toàn sinh học

Class II A2

Kích thước tổng (W×D×H) mm

1,050×785×2,230/2,280

1,380×785×2,230/2,280

Kích thước (WxDxH)

900×645×730

1,230×645×730

Kích thước làm việc (W×D) mm

860×475

1,190×475

Kích thước chân (W×D×H) mm

800×720×670/710

1,280×720×670/710

Hệ điều khiển

Màn hình LCD, hệ điều khiển vi xử lý với nút bấm màng chạm

 

Màng lọc chính

Màng HEPA (Hiệu quả lọc 99.97% với hạt có kích thước 0.3μ)

 

Đèn huỳnh quang (W)

20×1ea

40×1ea

Đèn tiệt trùng  (UV) (W)

 

30×1ea

Thể tích không khí lưu thông

㎥/min

45±5

Vận tốc (m/sec)

0.5 ± 0.2

Cường độ chiếu sáng (Lux)

>1200

Công suất quạt Hp

1/2Hp

Cửa kính

Cửa kính chịu lực, an toàn, dày 5mm

Thiết bị

Ổ điện

AC 220V 2ea

Vòi cấp khí

1ea

Chân đế

Vật liệu

Bàn làm việc

Inox

Khoang tủ

Thép sơn tĩnh điện

Nguồn điện

AC 230V, 50/60Hz, 1 phase

AC 230V, 50/60Hz, 1 phase

Chứng chỉ

CE

4.2 Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2 Biobase 11231BBC86

tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2 Biobase 11231BBC86

 Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2 Biobase 11231BBC86 có xuất xứ từ thương hiệu Biobase từ Trung Quốc. Đây là một trong những tập đoàn chuyên phát triển, nghiên cứu các thiết bị y tế nối tiếng. 

Thông số kỹ thuật

Kích thước ngoài

700 W x 650 D x 1230H mm

Kích thước trong

600 W X 500 D X 540H mm

Bộ lọc 

Lọc thô bằng vật liệu sợi polyester. Lọc HEPA với khả năng lọc 99.999 các hạt có kích thước từ 0.3um

Độ ồn

65 dB

Độ sáng

680 Lux

Đèn huỳnh quang chiếu sáng

14W x 1

Đèn UV tiệt trùng

18W,  01 (cái)

Công suất 

1000 W

Nguồn điện

220V/50Hz

Hiển thị

LCD

Đèn huỳnh quang chiếu sáng

01 cái

Đèn sáng (Lux)

01 cái

Ổ cắm điện chống nước

01 cái

4.3 Tủ an toàn sinh học cấp 2 HR40-IIA2

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học cấp 2 HR40-IIA2

 Tủ an toàn sinh học cấp 2 HR40-IIA2 được sử dụng rộng rãi trong các phòng vi sinh, bệnh viện, sinh học phân tử, an toàn thực phẩm, trung tâm môi trường… Sản phẩm được thiết kế chuyên dụng cho các thao tác nuôi cấy vi sinh đòi hỏi độ vô trùng nghiêm ngặt. 

Thông số kỹ thuật

 

Kích thước trong

1167 x 610 x 680 mm

Kích thước ngoài

1360 x 780 x 2200 mm

Công suất

1300 W

Độ cao có thể điều chỉnh

75 mm

Công suất quạt

350W

Dòng khí toàn hoàn

70% dòng khí thổi xuống: 30% khí thải

Hiệu quả màng lọc chính

ULPA, lọc đến 99.9995% ở kích thước 0.12 um

Vận tốc dòng khí thổi xuống

0.28 m/s

Vận tốc dòng khí vào

0.55 mm/s

Cường độ chiếu sáng đèn huỳnh quang

> 1.100 Lux

5. Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học

Để sử dụng tủ an toàn sinh học đạt hiệu quả và không xảy ra các sai sót trong quá trình vận hành, bạn đọc cũng cần tham khảo các hướng dẫn cơ bản dưới đây: 

Bước 1: Trước khi sử dụng kiểm tra tủ an toàn sinh học

  • Tắt các thiết bị đèn UV nếu đang sử dụng, đảm bảo cửa mở tại những vị trí vận hành.
  • Bật ánh sáng đèn huỳnh quang và quạt hút.
  • Kiểm tra lại các lỗ hút, lưới hút khí, đặc biệt là các vị trí nằm bên trong sâu phía mặt sau của tủ. Bạn cần đảm bảo không có bất kỳ vật cản nào ngăn trở lỗ hút khí. Đọc kỹ phần đồng hồ đo áp suất.
  • Để ít nhất mười lăm phút cho tủ hoạt động không bị cản trở.
  • Rửa kỹ cánh tay và bàn tay bằng xà phòng.
  • Mặc trang phục phòng thí nghiệm dài tay và mang găng tay bó sát.

Bước 2: Trước khi sử dụng cần khử nhiễm

Lau sạch những bề mặt bên trong và các thành của tủ xung quanh bằng các chất khử trùng khác canxi hypochlorite hay iodophor, lau lại bằng cồn 70% (EtOH) trong 5 - 10 phút, lưu ý tránh làm rỗ thép không gỉ. Sau đó, bạn cần để khô.

Bước 3: Đặt vật tư thiết bị vào bên trong tủ

  • Chỉ đưa các thiết bị cần thiết cho quy trình vào bên trong tủ, lưu ý không đưa quá nhiều vật tư thiết bị vào tủ.
  • Không gây cản trở các lỗ hút khí phía trước hoặc phía sau tủ.
  • Tránh đặt các vật lớn gần nhau. Sau khi đã đặt hết vật tư vào tủ, chờ 2-3 phút để làm sạch các tạp chất bên trong không khí từ khu vực làm việc có thể đi vào bên trong tủ và dòng khí có thể ổn định trở lại.

Bước 4: Các thao tác bên trong tủ an toàn sinh học

  • Giữ tất cả các vật tư thiết bị cách tối thiểu 10cm so với cửa trước. Các thao tác với mẫu lây nhiễm cũng cần đặt từ giữa tủ vào phía bên trong tính từ cửa.
  • Phân chia những khu vực cho các vật tư sạch và bẩn trong tủ. Sắp xếp lại các thiết bị để giảm tối đa sự di chuyển của các vật tư nhiễm bản sang khu vực đặt các vật tư sạch. Vật tư sạch nên xếp bên trái và các vật tư nhiễm bẩn nên xếp bên phải, vùng thao tác ở giữa.
  • Giữ tất cả vật tư nhiễm bẩn ở sát phía bên trong tủ.
    Tránh di chuyển nhanh những thiết bị, cánh tay nhanh quá mức hay ra ngoài cửa tủ.
  • Không sử dụng các kỹ thuật hoặc quy trình gây gián đoạn dòng không khí bên trong tủ. Tránh tối đa sự đi lại trong phòng hay mở cửa phòng thí nghiệm khi đang sử dụng tủ an toàn sinh học.
  • Sử dụng que cấy, que trang và kim cấy loại đã tiệt trùng dùng 1 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị tiệt trùng que cấy bằng điện, tránh sử dụng ngọn lửa.
  • Nếu có sự cố tràn, vỡ hoặc rơi rớt trong quá trình sử dụng, bạn cần nhanh chóng lau chùi và khử trùng các bề mặt tiếp xúc với mẫu nhiễm. Tất cả các vật dụng trong tủ cần được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Bước 5: Sau khi sử dụng làm sạch không khí bên trong

Sau khi công việc hoàn thành, bạn tiếp tục để tủ an toàn sinh học vận hành và tránh tác động gì trong thời gian ba đến năm phút. Điều này giúp làm sạch các tạp chất trong không khí trong tủ trước khi lấy vật tư thiết bị ra.

Bước 6: Đưa các vật tư thiết bị ra khỏi tủ

  • Các vật dụng bị ô nhiễm dùng một lần, bao gồm cả găng tay nên được đặt vào trong hộp kín hoặc túi hấp tiệt trùng trước khi lấy ra
  • Các vật tư tái sử dụng đã tiếp xúc với mẫu nhiễm bẩn cần được khử trùng bề mặt trước khi lấy ra khỏi tủ.
  • Tất cả các khay đựng hoặc thùng chứa mở phải được che phủ kín trước khi lấy ra khỏi bên ngoài tủ.

Bước 7: Sau khi sử dụng khử nhiễm bề mặt

Lau sạch tất cả các bề mặt bên trong tủ bằng thuốc khử trùng hoặc chất khử trùng theo quy định. Sau đó, bạn lau bằng cồn 70% để ngăn ngừa các hư hại thép không gỉ và để khô.

Bước 8: Tắt tất cả ánh sáng đèn huỳnh quang và quạt hút.

6. Mua tủ an toàn sinh học tại Thiết bị y tế MEDITOP

MEDITOP là địa chỉ uy tín chuyên phân phối thiết bị y tế chất lượng cho các phòng khám, bệnh viện  tất cả các tỉnh thành  trên cả nước. Khi mua hàng tại đây, bạn sẽ được cam kết về chất lượng sản phẩm chính hãng và chính sách bảo hành hấp dẫn. Bên cạnh đó, các dịch vụ tư vấn cũng rất chuyên nghiệp, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của khách hàng.

tủ an toàn sinh học cấp 2

Kiểm tra tủ an toàn sinh học tại MEDITOP

Tủ an toàn sinh học

Lắp đặt hệ thống PCR tại Thanh Hóa

Tủ an toàn sinh học là một thiết bị chuyên dùng cần được quan tâm và đầu tư để đảm bảo sự an toàn cho người làm thí nghiệm và các yếu tố khác. Việc lựa chọn một địa chỉ mua hàng tin cậy là chuyện không dễ dàng, do đó MEDITOP chính là sự lựa chọn hàng đầu của bạn. Hãy liên hệ ngay địa chỉ bên dưới nếu cần hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:

 

Xem thêm