Ngôn ngữ
Menu
danh mục Sản phẩm

Ngoại khoa

Sản khoa

Thăm dò chức năng

Xét nghiệm

Tủ bảo quản

Vật lý trị liệu và PHCN

Chẩn đoán hình ảnh

Chống nhiễm khuẩn

Nhi khoa

Nội Thất Y Tế

Nha khoa

Vi sinh - SHPT

Thiết bị nhãn khoa

Thiết bị khác

Thiết bị sản khoa đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đảm nhận nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc và hỗ trợ thai phụ từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở và hậu sản. Để công tác khám, chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực này đạt hiệu quả cao, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị sản khoa hiện đại. Đây là các công cụ y tế chuyên dụng, giúp bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng thai nhi, hỗ trợ quá trình sinh nở và chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh một cách an toàn và chính xác.

1. Thiết bị sản khoa là gì?

Thiết bị sản khoa là tập hợp các máy móc, dụng cụ và công cụ y tế được thiết kế đặc thù để phục vụ cho ngành sản phụ khoa. Bao gồm những thiết bị dùng trong thăm khám tiền sản, theo dõi chuyển dạ, hỗ trợ sinh nở, cũng như chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé.

Giới thiệu thiết bị sản khoa

Giới thiệu thiết bị sản khoa 

Tùy vào cấp độ cơ sở y tế (bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám sản khoa tư nhân), các thiết bị này có thể dao động từ những loại đơn giản như bàn khám sản, dụng cụ đỡ đẻ đến các thiết bị hiện đại như máy siêu âm Doppler màu 4D, máy theo dõi tim thai, hệ thống sinh mổ vô khuẩn, v.v.

2. Vai trò của thiết bị sản khoa trong y học hiện đại

Trong thời đại y học trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), việc ứng dụng công nghệ cao vào sản khoa đã mở ra nhiều bước tiến vượt bậc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

2.1. Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi thai kỳ

Các thiết bị như máy siêu âm, doppler tim thai, monitor sản khoa giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các bất thường như thai ngoài tử cung, dị tật bẩm sinh… từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2. Đảm bảo an toàn trong chuyển dạ và sinh nở

Khi chuyển dạ, các thiết bị như monitor sản khoa, bàn sinh sản khoa, máy truyền dịch tự động, hệ thống hút dịch, cấp oxy… giúp theo dõi liên tục cơn co tử cung, nhịp tim thai, tình trạng oxy trong máu mẹ – hỗ trợ ra quyết định đúng thời điểm giữa sinh thường hay sinh mổ.

Vai trò của thiết bị sản khoa trong y học

Vai trò của thiết bị sản khoa trong y học

2.3. Hạn chế tai biến sản khoa

Các thiết bị theo dõi và cảnh báo sớm giúp bác sĩ phát hiện các biến chứng nguy hiểm như băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, vỡ tử cung... từ đó can thiệp cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong mẹ và bé.

2.4. Hỗ trợ chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Máy hút sữa, thiết bị theo dõi huyết áp – đường huyết – oxy máu, đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh, giường hậu sản… là những thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong những ngày đầu sau sinh, vốn là giai đoạn vô cùng nhạy cảm.

3. Danh mục các thiết bị sản khoa phổ biến

Trong sản phụ khoa, các thiết bị chuyên dụng không chỉ hỗ trợ quá trình thăm khám, chẩn đoán mà còn đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển dạ, sinh nở và chăm sóc sau sinh. Dưới đây là danh mục các thiết bị sản khoa phổ biến, được phân loại theo từng giai đoạn chăm sóc sản phụ: từ tiền sản, chuyển dạ – sinh, đến hậu sản và chăm sóc sơ sinh.

3.1. Thiết bị phục vụ khám thai và theo dõi thai kỳ

Đây là nhóm thiết bị được sử dụng từ thời điểm đầu thai kỳ đến trước khi sinh, nhằm đánh giá sức khỏe mẹ và bé, phát hiện sớm nguy cơ và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

3.1.1. Máy siêu âm sản khoa

Máy siêu âm sản phụ khoa được dùng với mục đích: siêu âm thai, siêu âm bụng tổng quát, siêu âm Doppler, siêu âm buồng trứng, siêu âm tử cung,..  với công dụng tạo hình ảnh của thai nhi, tử cung, nhau thai và nước ối.

 Máy siêu âm sản khoa

Máy siêu âm sản khoa

Các dòng máy siêu âm phổ biến như sau:

  • Siêu âm 2D: Hình ảnh đen trắng, cơ bản – theo dõi hình thái và vị trí thai.
  • Siêu âm 3D – 4D: Hiển thị hình ảnh lập thể, chuyển động thật, quan sát chi tiết dị tật bẩm sinh.
  • Siêu âm Doppler màu: Đo lưu lượng máu qua động mạch rốn, tim thai, đánh giá chức năng tuần hoàn thai nhi.

3.1.2. Máy nghe tim thai Doppler cầm tay

Máy có công dụng nghe và kiểm tra nhịp tim thai từ tuần thai thứ 12 trở đi. Máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng tại phòng khám hoặc cho bác sĩ sản đi khám tại nhà.

Máy nghe tim thai Doppler cầm tay

Máy nghe tim thai Doppler cầm tay

3.1.3. Monitor sản khoa (CTG – Cardiotocography)

Monitor sản khoa có công dụng theo dõi cơn co tử cung và nhịp tim thai cùng một lúc.

Monitor sản khoa có cấu tạo gồm:

  • 1 đầu dò theo dõi tim thai.
  • 1 đầu dò theo dõi co bóp tử cung.
  • Màn hình hiển thị đồ thị CTG.

Monitor sản khoa thường được dùng trong chuyển dạ để theo dõi dấu hiệu suy thai, hỗ trợ quyết định sinh mổ. Hoặc trong thai kỳ chuẩn đoán thai chậm phát triển, tiền sản giật, đa ối, thai già tháng…

3.1.4. Thiết bị xét nghiệm hỗ trợ thai kỳ

Trong thai kỳ mang thai, mẹ bầu cần làm những xét nghiệm để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt là sức khỏe của mẹ để kịp thời chữa trị nếu phát hiện những bất thường. Sau đây là các thiết bị hỗ trợ xét nghiệm thai ky:

  • Máy xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện protein niệu – dấu hiệu tiền sản giật.
  • Máy đo đường huyết: Phát hiện đái tháo đường thai kỳ.
  • Máy phân tích huyết học và sinh hóa: Theo dõi thiếu máu, chức năng gan thận, viêm nhiễm.
  • Thiết bị đo huyết áp điện tử: Theo dõi huyết áp định kỳ, phát hiện tăng huyết áp thai kỳ.

3.2. Thiết bị hỗ trợ chuyển dạ và sinh nở

Đây là những thiết bị quan trọng trong phòng sinh, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh thường hoặc sinh mổ.

3.2.1. Bàn sinh sản khoa (delivery table)

Bàn sinh sản khoa được thiết kế đặc biệt để điều chỉnh linh hoạt nhiều tư thế: nằm, nửa ngồi, nâng chân – tạo thuận lợi cho bác sĩ đỡ sinh. Đặc biệt bàn sản khoa có những tính năng như: gác chân, tay vịn, tấm đỡ lưng, khay hứng sản dịch, đệm chống thấm… giúp mẹ thoải mái khi sinh nở

 Bàn sinh sản khoa (delivery table)

Bàn sinh sản khoa (delivery table)

3.2.2. Bộ dụng cụ đỡ đẻ vô khuẩn

Dụng cụ phải được tiệt trùng bằng hấp nhiệt độ cao hoặc tia cực tím, dụng cụ gồm có

  • Kéo cắt rốn, kẹp rốn, kẹp sát trùng.
  • Panh, kim – chỉ khâu tầng sinh môn.
  • Găng tay vô trùng, dao mổ nhỏ.

3.2.3. Máy truyền dịch và bơm tiêm điện

Trong một số trường hợp dùng để truyền thuốc giãn cổ tử cung, giảm đau, kháng sinh hoặc dịch truyền bổ sung. Với những ưu điểm như sau:

  • Kiểm soát tốc độ truyền chính xác.
  • Tăng tính an toàn cho sản phụ, đặc biệt trong các ca mổ lấy thai hoặc tiền sản giật.

3.2.4. Thiết bị gây mê – máy thở sản khoa

Thiết bị gây mê dùng trong sinh mổ hoặc can thiệp gây tê màng cứng. Máy thở hỗ trợ hô hấp trong ca phẫu thuật dài, sản phụ có rối loạn hô hấp. Hệ thống gây mê được trang bị cùng máy monitor để theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2 trong mổ.

3.2.5. Máy hút dịch sản

Máy hút dịch sản có loại dùng điện hoặc cơ học, có bộ lọc và ống hút mềm phù hợp với trẻ sơ sinh. Với chức năng hút sản dịch trong tử cung và làm sạch miệng mũi bé sơ sinh tránh hít phải nước ối hoặc máu.

 Máy hút dịch sản

Máy hút dịch sản

3.3. Thiết bị chăm sóc hậu sản và sơ sinh

Sau sinh, sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ ít nhất 24 – 72 giờ để phòng ngừa biến chứng. Trẻ sơ sinh cũng cần được chăm sóc bằng những thiết bị hỗ trợ riêng biệt.

3.3.1. Giường hậu sản và giường sơ sinh chuyên dụng

Giường hậu sản có thể nâng đầu, thay đổi tư thế. Ngoài ra giường còn trang bị nút gọi y tá, hệ thống truyền dịch tích hợp.

Giường sơ sinh có đèn sưởi, điều chỉnh nhiệt độ. Hơn nữa cấu tạo của giường có mặt mềm, chống trượt, dễ vệ sinh.

3.3.2. Đèn chiếu vàng da sơ sinh (phototherapy lamp)

Đèn chiếu vàng da sơ sinh được dùng điều trị vàng da sinh lý hoặc bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Với phổ ánh sáng xanh – tím giúp phân hủy bilirubin gián tiếp trong máu. Lưu ý khi sử dụng cần được giám sát liên tục thời gian chiếu và nhiệt độ cơ thể bé.

 Đèn chiếu vàng da sơ sinh (phototherapy lamp)

Đèn chiếu vàng da sơ sinh (phototherapy lamp)

3.3.3. Thiết bị theo dõi sức khỏe sau sinh

Những thiết bị theo dõi sức khỏe sau sinh cho mẹ và bé gồm có:

  • Máy đo huyết áp điện tử: Theo dõi biến chứng tăng huyết áp sau sinh.
  • Máy đo đường huyết: Dùng cho mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Máy đo SpO2, nhịp tim, thân nhiệt: Giúp theo dõi hồi phục sau phẫu thuật hoặc biến chứng nhiễm trùng.

3.3.4. Máy theo dõi sơ sinh (neonatal monitor)

Trong một số trường hợp được dùng ở các ca trẻ non tháng, sinh mổ, ngạt sau sinh. Với mục tiêu theo dõi nhịp tim, nhịp thở, SpO2, huyết áp ở trẻ sơ sinh.

3.3.5. Lồng ấp sơ sinh (infant incubator)

Trong một số trường hợp trẻ sinh non tháng hoặc suy hô hấp cần một môi trường tốt và vô trùng thì lồng ấp là sự lựa chọn hoàn hảo. Lồng ấp tích hợp cảm biến nhiệt, độ ẩm, báo động và cửa mở thuận tiện chăm sóc bé.

Lồng ấp sơ sinh (infant incubator)

Lồng ấp sơ sinh (infant incubator)

4. Ứng dụng thiết bị hiện đại trong các ca sản khoa đặc biệt

Trong lĩnh vực sản khoa, không phải mọi thai kỳ đều diễn ra suôn sẻ. Một số trường hợp đặc biệt như thai kỳ nguy cơ cao, sinh non, tiền sản giật, rau tiền đạo, nhau bong non hay suy thai đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng và chính xác của đội ngũ y tế. 

Để xử lý hiệu quả các tình huống này, các thiết bị sản khoa hiện đại đóng vai trò then chốt, giúp bác sĩ chẩn đoán sớm, theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Dưới đây là những ứng dụng thực tiễn của thiết bị sản khoa hiện đại trong từng tình huống đặc biệt.

4.1. Trường hợp tiền sản giật – sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn nghiêm trọng trong thai kỳ, thường xuất hiện từ tuần thai thứ 20 trở đi, với triệu chứng điển hình là tăng huyết áp, protein niệu và phù. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng có thể tiến triển thành sản giật, gây co giật, hôn mê, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi. Gồm có các thiết bị hỗ trợ sau:

  • Máy đo huyết áp điện tử theo dõi liên tục cho phép theo dõi huyết áp mỗi 15–30 phút. Tích hợp báo động nếu huyết áp tăng nhanh vượt ngưỡng nguy hiểm (trên 160/110 mmHg).
  • Monitor theo dõi tim thai và cơn co tử cung (CTG): giúp đánh giá ảnh hưởng của tăng huyết áp đến thai nhi. Từ đó nhận biết dấu hiệu suy thai sớm để chỉ định can thiệp (mổ lấy thai).
  • Máy xét nghiệm sinh hóa tự động: có khả năng theo dõi men gan, chức năng thận, tiểu cầu – những chỉ số bị rối loạn trong hội chứng HELLP – một biến chứng nặng của tiền sản giật.
  • Máy truyền dịch, bơm tiêm điện: Đảm bảo kiểm soát tốc độ truyền magnesium sulfate – thuốc ngừa co giật. Truyền hạ áp, thuốc lợi tiểu, kháng sinh khi có biến chứng.
  • Thiết bị hồi sức cấp cứu tại chỗ: Máy oxy, máy hút dịch, máy theo dõi SpO2, máy thở – hỗ trợ xử trí trong các ca sản giật ngay tại phòng sinh.

Ứng dụng thiết bị sản khoa trong các ca đặc biệt

4.2. Thai kỳ nguy cơ cao và thai nhi bị chậm phát triển trong tử cung (IUGR)

Các thai kỳ có nguy cơ cao bao gồm: mẹ lớn tuổi, tiền sử sinh non, bệnh lý nền (tiểu đường, tim mạch, thận…), đa thai hoặc thai có dấu hiệu IUGR – chậm phát triển trong tử cung. Do đó cần có những trang thiết bị này để theo dõi như:

  • Siêu âm Doppler màu: Đánh giá lưu lượng máu qua động mạch rốn, động mạch não giữa, động mạch tử cung. Từ đó phát hiện sớm tình trạng giảm tưới máu – nguyên nhân chính gây IUGR.
  • Monitor sản khoa: Theo dõi nhịp tim thai từng phút, phát hiện suy thai sớm. Hơn nữa còn đo cơn co tử cung để đánh giá có dấu hiệu chuyển dạ non.
  • Thiết bị chẩn đoán sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT): phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể, hỗ trợ đánh giá nguy cơ bất thường bẩm sinh.
  • Thiết bị đo chỉ số sinh học (Biophysical Profile – BPP): Kết hợp siêu âm + CTG để chấm điểm tình trạng thai nhi. Hệ thống phần mềm chấm điểm tự động (5 tiêu chí: hoạt động thai, trương lực cơ, cử động hô hấp, lượng ối và nhịp tim thai).

4.3. Sinh non và chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Sinh non (trước 37 tuần) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh. Trẻ sinh non thường gặp khó khăn về hô hấp, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng và vàng da. Sau đây là những thiết bị hỗ trợ không thể thiếu như:

  • Lồng ấp sơ sinh (Incubator): Giữ ấm, tạo môi trường ổn định về nhiệt độ và độ ẩm cho bé non tháng. Từ đó giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, suy hô hấp.
  • Máy thở sơ sinh áp lực dương liên tục (CPAP): Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn cho bé chưa hoàn thiện phổi. Hơn nữa máy còn tích hợp bộ làm ẩm khí và bộ đo áp lực đường thở an toàn.
  • Đèn chiếu vàng da sơ sinh (Phototherapy LED): Điều trị vàng da sinh lý – bệnh lý do gan trẻ chưa hoạt động hoàn chỉnh. Ngoài ra máy có cảm biến nhiệt độ và hẹn giờ chiếu sáng.
  • Monitor theo dõi đa chỉ số sơ sinh: Theo dõi nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy (SpO2), huyết áp động mạch. Hơn nữa một số máy có chức năng tự động ghi nhận và xuất báo cáo theo ca trực.
  • Bơm tiêm điện chuyên dụng sơ sinh: Truyền thuốc, dinh dưỡng tĩnh mạch với liều lượng cực nhỏ, chính xác.
  • Máy hút dịch sơ sinh áp lực thấp: Làm sạch dịch nhầy đường hô hấp cho bé non tháng, giúp tránh suy hô hấp. 

Sinh non và chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Sinh non và chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

4.4. Can thiệp trong các ca rau tiền đạo – nhau bong non

Rau tiền đạo (rau bám thấp hoặc che kín cổ tử cung) và nhau bong non (bong sớm nhau thai) là các cấp cứu sản khoa nguy hiểm, có thể gây chảy máu nặng và suy thai cấp. Gồm các trang thiết bị hỗ trợ cấp cứu như:

  • Máy siêu âm Doppler xác định vị trí bánh rau: Xác định vị trí bám rau và độ bám xuyên cơ tử cung (rau cài răng lược). Từ đó dự báo nguy cơ chảy máu khi sinh mổ.
  • Máy hút dịch sản – hệ thống 2 bình: Hút sản dịch nhanh chóng, theo dõi lượng máu mất. Một số máy có hệ thống có cảm biến báo đầy và ngắt hút tự động.
  • Hệ thống truyền máu nhanh (Rapid Infusion System): Dùng trong các ca băng huyết nặng, đảm bảo truyền máu cấp cứu trong vòng vài phút.
  • Monitor theo dõi liên tục: Theo dõi chỉ số sinh tồn của mẹ (huyết áp, mạch, SpO2). Theo dõi dấu hiệu suy thai, hỗ trợ quyết định phẫu thuật mổ lấy thai khẩn.
  • Dao mổ điện và thiết bị cầm máu nhiệt: Giảm chảy máu, rút ngắn thời gian phẫu thuật trong ca mổ phức tạp.

Máy siêu âm Doppler xác định vị trí bánh rau

4.5. Ứng dụng thiết bị hỗ trợ trong đỡ sinh bằng thủ thuật

Khi sinh thường gặp khó khăn, bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như:

  • Máy hút chân không sản khoa (Vacuum extractor): Hút vào đầu thai nhi để hỗ trợ ra ngoài. Trang bị đồng hồ đo áp lực để kiểm soát lực hút an toàn.
  • Kẹp Forceps (kẹp sản khoa): Hỗ trợ đưa đầu bé ra khi đã lọt nhưng mẹ không còn sức rặn.
  • Bộ dụng cụ khâu thẩm mỹ tầng sinh môn: Gồm chỉ tự tiêu, kim cong, dụng cụ cắt – khâu chuyên biệt. Giúp vết khâu mau lành, ít đau, hạn chế biến chứng hậu sản.

4.6. Theo dõi hậu sản và phòng ngừa biến chứng

Sau sinh, mẹ và bé cần được theo dõi liên tục để phát hiện biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng, bế sản dịch, vàng da sơ sinh… gồm các trang thiết bị hỗ trợ:

  • Máy đo huyết áp, nhiệt độ, mạch – đa chức năng: Theo dõi định kỳ mỗi 4–6 giờ cho sản phụ sau sinh mổ.
  • Thiết bị siêu âm ổ bụng đầu dò cong: Phát hiện tụ dịch trong tử cung, nhau sót.
  • Monitor theo dõi hậu sản tại giường: Tích hợp đo huyết áp, SpO2, nhịp tim, hô hấp. Có thể lưu trữ hồ sơ sản phụ và xuất báo cáo.
  • Thiết bị kiểm tra sữa non, hỗ trợ hút sữa sớm: Kích thích tiết sữa, phòng tắc tia – áp xe vú.

Theo dõi hậu sản và phòng ngừa biến chứng

5. Những lưu ý khi đầu tư và sử dụng thiết bị sản khoa

5.1. Lựa chọn thiết bị đạt chuẩn y tế

Cần lựa chọn các thiết bị từ những thương hiệu uy tín như GE Healthcare, Philips, Mindray, Dräger… Đảm bảo có giấy chứng nhận CE, FDA, hoặc ISO 13485.

5.2. Đào tạo nhân viên y tế

Việc sử dụng thiết bị sản khoa đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Các bác sĩ, điều dưỡng sản phải được đào tạo bài bản, cập nhật định kỳ, tránh sai sót trong thao tác.

5.3. Bảo trì, hiệu chuẩn định kỳ

Để đảm bảo độ chính xác và an toàn, thiết bị cần được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, hiệu chuẩn đúng quy định của Bộ Y tế.

Bảo trì, hiệu chuẩn định kỳ

5.4. Phối hợp công nghệ số

Xu hướng ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong thiết bị sản khoa đang dần phổ biến, như theo dõi thai kỳ qua app, phân tích biểu đồ tim thai tự động, lưu trữ hồ sơ thai phụ điện tử.

6. Kết luận

Thiết bị sản khoa là một phần không thể thiếu trong công tác khám, theo dõi và hỗ trợ sinh sản hiện đại. Việc đầu tư đúng đắn vào các thiết bị này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn góp phần giảm thiểu tai biến sản khoa, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe toàn diện ngày càng được chú trọng. Các cơ sở y tế, phòng khám và bệnh viện sản – nhi cần coi trọng việc trang bị đầy đủ và đúng chuẩn các thiết bị sản khoa như một yếu tố sống còn để tạo dựng niềm tin với người bệnh và nâng cao chất lượng chuyên môn.

Meditop cung cấp thiết bị y tế chất lượng cao, với hệ thống phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam. Chúng tôi coi trọng giá trị nhân văn, tin vào giá trị tốt đẹp được tạo nên từ hiệu quả đóng góp cho xã hội.

Công ty cổ phần Thương mại Quốc Tế Meditop

Hotline: 0942.402.306

Website: https://meditop.com.vn/

VPHN: 16BT2 đường Trần Thủ Độ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

VPĐN: Số 258, Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

VPHCM: 28 đường N5, Jamona Golden Silk, Bùi Văn Ba, Tân Thuận Đông, Q7, TP HCM.

Xem thêm