Menu
danh mục Sản phẩm

Thiết bị phòng mổ

Thiết bị sản khoa

Thiết bị sinh học phân tử

Thiết bị xét nghiệm

Thiết bị vật lý trị liệu

Tủ bảo quản

Nội Thất Y Tế

Tủ lạnh bảo quản vaccine/dược

Thiết bị thú y

Thiết bị hồi sức cấp cứu

Mô hình giảng dạy y khoa

Tủ lạnh âm sâu

Thiết bị thăm dò chức năng

Chống nhiễm khuẩn+Xử lý rác thải

Thiết bị nhi khoa

Thiết bị thí nghiệm - Vi sinh

Thiết bị chẩn đoán hình ảnh

Thiết bị nha khoa

Hóa chất vật tư tiêu hao

Máy điều trị sóng xung kích thiết bị trị liệu về cơ xương khớp

Máy điều trị sóng xung kích là thiết được sử dụng để điều trị các bệnh về cơ xương khớp, thường được dùng tại các cơ sở y tế và bệnh viện. Để có thể hiểu rõ về khái niệm, tác dụng cũng như biết các kỹ thuật điều trị của sản phẩm này, hãy cùng MEDITOP theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Máy xung kích trị liệu là gì?

Máy xung kích là một thiết bị đa năng dùng nhiều nhất trong lĩnh vực vật lý trị liệu, chấn thương chỉnh hình.

2. Vai trò của máy sóng xung kích trong các lĩnh vực y tế

Sóng xung kích được sử dụng trong việc điều trị các rối loạn của hệ cơ xương khớp trong nhiều lĩnh vực như chấn thương thể thao, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu… Bằng việc ứng dụng công nghệ điều trị bằng sóng xung kích, thiết bị đã đem đến những tác dụng rất rõ rệt, hiệu quả như sau:

  • Tái tạo gân, mô mềm, xương khi bị tổn thương.
  • Thay thế cho giải phẫu trong việc điều trị các vôi hóa, chậm liền xương.
  • Giảm đau nhanh, kích thành lành vết thương và tái tạo các tổ chức bị thương.
  • Rút ngắn thời gian hiệu quả trong việc chữa trị các cơn đau mãn tính như: Cổ, lưng….

>>>> XEM THÊM: Ứng dụng máy điều trị sóng xung kích trị bệnh lý cơ xương khớp

2.1 Nguyên lý hoạt động của máy điều trị sóng xung kích

Máy điều trị sóng xung kích có khả năng tạo sóng với áp suất khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng. Thiết bị tạo sóng xung kích dựa trên bốn nguyên lý hoạt động, bao gồm:

Tạo sóng xung kích hội tụ:

+ Điện thủy lực

+ Điện từ

+ Áp điện

Tạo sóng xung kích phân kỳ:

+ Sóng áp lực xuyên tâm hay còn gọi tên khác là sóng xung kích phân kỳ

+ Ba phương pháp tạo sóng xung kích hội tụ bao gồm điện thủy lực, điện từ và áp điện có thể tập trung năng lượng lớn tại một điểm. Những phương pháp này thường được sử dụng trong các thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể trong y tế.

+ Phương pháp tạo sóng xung kích phân kỳ (hay còn được gọi là sóng áp lực xuyên tâm) tạo ra sóng xung kích dạng tỏa tròn. Khi đó, sóng sẽ tác động vào các mô bên ngoài, không xuyên sâu được trong cơ thể.Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng trong vật lý trị liệu.

máy điều trị sóng xung kích

Máy điều trị sóng xung kích

2.2 Máy sóng xung kích điều trị những bệnh lý gì?

Máy điều trị sóng xung kích thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vật lý trị liệu, chấn thương chỉnh hình, chấn thương thể thao. Các bệnh lý đặc trưng cần sử dụng máy sóng xung kích này bao gồm:  

  • Viêm cân gan chân, viêm gân bánh chè.
  • Gai xương gót, viêm gân gót.
  • Đau vùng khớp háng, khớp cùng chậu, gân khoeo chân và dải chậu chày.
  • Viêm lồi cầu xương cánh tay, canxi hóa ở gân quanh khớp vai.
  • Hội chứng ống cổ tay, đau cơ chày trước, đau xương bánh chè.
  • Co thắt cơ cấp tính sau khi hoạt động thể thao.
  • Điểm đau nhói.
  • Cứng khớp gối. 

máy điều trị sóng xung kích

Máy sóng xung kích trong điều trị bệnh

Lưu ý: Sau điều trị bằng máy sóng xung kích, trong những tuần đầu, bệnh nhân cần tránh những hoạt động nặng, quá gây kích thích, căng kéo nhiều tại khu vực điều trị.

Bên cạnh việc chỉ định dùng để điều trị các bệnh về thoái hóa, xương khớp, máy điều trị sóng xung kích chống chỉ định điều trị bệnh trong các trường hợp:

  • Nguy cơ chảy máu cao : chấn thương cấp, rối loạn đông máu, thiếu máu cục bộ hay u ác tính.
  • Các bệnh nhiễm trùng, vết thương hở, sưng hoặc viêm cấp.
  • Đang sử dụng Corticoid.
  • Phụ nữ có thai.
  • Trực tiếp trên các cơ quan nội tạng, sinh dục, đầu.
  • Thoái vị nghĩa đệm
  • Bị loãng xương, đầu xương đang phát triển ở trẻ em.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, hoặc đang điều trị máu khó đông.

3. Cấu hình sản phẩm và thông số kỹ thuật của máy GP-707SW

Dưới đây là những tóm tắt cơ bản về cấu hình và thông số kỹ thuật của máy GP-707SW. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

3.1 Cấu hình sản phẩm

Máy điều trị điện xung kích GP-707SW là thiết bị được áp dụng kỹ thuật vượt trội về khoa học công nghệ với nhiều chức năng đặc biệt. Sản phẩm này có cấu tạo như sau:

  • Máy chính: 01 cái.  
  • Tay cầm dạng súng: 02 cái.
  • Đầu phát ø6: 01 cái.
  • Đầu phát ø10: 01 cái.
  • Đầu phát ø15: 02 cái.
  • Đầu phát ø20: 01 cái.

cấu hình sản phẩm máy điều trị sóng xung kích

Cấu hình sản phẩm

3.2. Thông số kỹ thuật

Máy GP-707SW là thiết bị dùng trong lĩnh vực y tế nên các thông số kỹ thuật đều phải đạt chuẩn quốc tế. Cụ thể như sau:

Nguồn điện

AC 220V, 60Hz

Công suất tiêu thụ

350Va

Loại sốc

4 bước: đơn (1Hz), chậm (3H), trung bình (5Hz), nhanh (10Hz)

Áp suất

1~ 7 bar

Shock

1000, 2000, 3000, 4000

Sóng xung kích

Đường đạn

Đầu phát

ø6, ø10, ø15, ø20

Tay cầm dạng súng

278×70×30

Kích thước

438×526×94

Trọng lượng

46kg

Thông số kỹ thuật

4. Kỹ thuật điều trị máy xung kích trị liệu

Ngày nay, việc điều trị bằng máy xung kích trị liệu đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tận dụng được hết công dụng của máy. Sau đây là quy trình gồm 4 bước cực kỳ tiện lợi.

4.1 Bước 1: Kiểm tra bệnh nhân

Trước khi bắt đầu sử dụng máy xung kích trị liệu, bác sĩ cần phải hỏi thăm thông tin bệnh nhân và xác định vùng sẽ điều trị. Quá trình cụ thể như sau:

  • Hỏi thông tin bệnh nhân để định hình vùng điều trị.
  • Giải thích cho bệnh nhân về các cảm giác trong và sau điều trị.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái nhất.
  • Bộc lộ vùng điều trị.
  • Xoa gel.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Công dụng máy xung kích trong chữa trị vật lý trị liệu

4.2 Bước 2: Thiết lập thông số điều trị trên máy

Sau khi hoàn thành xong bước 1, bạn sẽ bắt đầu thiết lập thông số điều trị trên máy. Các thông số cần được thiết lập như sau:

  • Kiểu xung: Liên tục/ đơn xung.
  • Kiểu sóng: Hội tụ/ tuyến tính/ lan tỏa.
  • Cường độ của sóng xung kích (bars)
  • Tần số sóng:
  • Số xung: tùy vào vùng điều trị.
  • Liều lượng
  • Số liệu trình

4.3 Bước 3: Tiến hành điều trị

Sau khi đã thiết lập xong các thông số cần thiết, bạn sẽ bắt đầu thực hiện quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Máy điều trị sóng xung kích

Tiến hành điều trị

4.4 Bước 4: Kéo giãn cơ

Bước cuối cùng của quy trình điều trị bằng máy điều trị sóng xung kích là kéo giãn cơ. Bạn hãy thực hiện kéo giãn cho bệnh nhân theo hướng dẫn dưới đây:

  • Kéo giãn và thư giãn cơ cho bệnh nhân sau khi điều trị xong
  • Hướng dẫn chi tiết giúp bệnh nhân tự kéo giãn
  • Dặn dò các lưu ý cần thiết.

5. Báo giá máy điều trị sóng xung kích

Trên thị trường hiện nay, giá máy điều trị sóng xung kích vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, để lựa chọn một nơi uy tín để khách hàng yên tâm đặt mua lại là không hề dễ dàng.

Thấu hiểu hết những nỗi lo này, MEDITOP tự hào cam kết rằng sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình cũng như nhận được mức báo giá chính xác nhất.

Báo giá máy điều trị sóng xung kích

Báo giá máy điều trị sóng xung kích

Khi mua hàng tại MEDITOP, bạn sẽ nhận được những chính sách chăm sóc vô cùng tận tâm. Bên cạnh việc đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, chúng tôi còn có các chính sách bảo hành rất hợp lý. Doanh nghiệp là nhà cung cấp uy tín và có hàng để giao sẵn ngay lập tức.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Máy xung kích GP-707SW

Trên đây là toàn bộ thông tin về máy điều trị sóng xung kích. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc và giúp bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về thiết bị y tế khác, hãy liên hệ ngay với thiết bị y tế MEDITOP để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.

Thông tin liên hệ:

Xem thêm