Ngôn ngữ
Menu

Vật lý trị liệu và PHCN

danh mục Sản phẩm

Ngoại khoa

Sản khoa

Thăm dò chức năng

Xét nghiệm

Tủ bảo quản

Vật lý trị liệu và PHCN

Chẩn đoán hình ảnh

Chống nhiễm khuẩn

Nhi khoa

Nội thất y tế

Nha khoa

Vi sinh - SHPT

Thiết bị nhãn khoa

Thiết bị khác

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng phương pháp toàn diện cho sức khỏe bền vững

1. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là gì?

Vật lý trị liệu (Physical therapy) và phục hồi chức năng (Rehabilitation) là hai lĩnh vực y học song hành, nhằm cải thiện, duy trì và khôi phục khả năng vận động cũng như chức năng của cơ thể sau chấn thương, bệnh lý hoặc phẫu thuật. Đây là bước trung gian nhưng vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường, nâng cao chất lượng sống và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

 Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Trong hệ thống y tế hiện đại, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đóng vai trò then chốt không chỉ trong điều trị mà còn trong dự phòng bệnh lý. Đặc biệt với những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, thoái hóa khớp, viêm đa cơ, bệnh lý hô hấp mạn tính, bệnh tim mạch...

2. Vai trò của vật lý trị liệu trong chăm sóc sức khỏe

2.1 Giảm đau không dùng thuốc

Vật lý trị liệu giúp giảm đau bằng các phương pháp không xâm lấn, không dùng thuốc, như: nhiệt trị liệu, điện trị liệu, siêu âm trị liệu, sóng ngắn, laser công suất thấp… Đặc biệt hiệu quả với các cơn đau mãn tính như đau lưng, đau cổ, viêm khớp, đau cơ...

2.2 Tăng cường chức năng vận động

Các bài tập trị liệu được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân, từ vận động khớp, tăng sức cơ đến phục hồi thăng bằng. Giúp bệnh nhân đi lại được, cầm nắm trở lại hoặc cải thiện khả năng tự chăm sóc.

 Vai trò của vật lý trị liệu trong chăm sóc sức khỏe

2.3 Dự phòng biến chứng

Ở các bệnh nhân nằm lâu sau phẫu thuật hoặc đột quỵ, vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa loét tì đè, cứng khớp, teo cơ, huyết khối tĩnh mạch sâu...

2.4 Hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính

Bệnh nhân hô hấp, tim mạch, tiểu đường... có thể cải thiện tình trạng bệnh thông qua phục hồi chức năng phổi, luyện tập tăng dung tích sống, kiểm soát huyết áp...

3. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay

Vật lý trị liệu là một lĩnh vực không ngừng phát triển với nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng cho người bệnh mà không cần đến can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc dài ngày. 

Dưới đây là những phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất đang được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng và phòng khám chuyên khoa.

3.1 Điều trị bằng nhiệt

Sử dụng tác dụng nhiệt (nóng hoặc lạnh) để cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm đau và viêm tại chỗ. Do đó chúng tôi tạm phân thành 2 loại sau: 

  • Nhiệt nóng: Dùng túi chườm, đèn hồng ngoại, sóng ngắn, paraffin. Được ứng dụng trong giảm đau cơ khớp, căng cơ, viêm quanh khớp.
  • Nhiệt lạnh (criotherapy): Dùng túi đá, gel lạnh, khí nitơ lỏng. Được ứng dụng trong giảm sưng nề sau chấn thương cấp tính, bong gân, bầm tím.

 Phương pháp vật lý trị liệu bằng nhiệt

3.2 Điện trị liệu (Electrotherapy)

Sử dụng các dòng điện có tần số và cường độ khác nhau để điều trị các bệnh lý về cơ – xương – thần kinh. Một số kỹ thuật phổ biên như: 

  • Điện xung (TENS, FES): Giảm đau, kích thích cơ bị liệt.
  • Điện phân: Kết hợp điện và thuốc để giảm viêm sâu.
  • Điện cao tần: Tăng nhiệt mô sâu, giảm đau lưng, viêm khớp.

Từ đó được ứng dụng lâm sàng trong các triệu chứng như: liệt dây thần kinh ngoại biên, đau cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm.

3.3 Siêu âm trị liệu (Ultrasound Therapy)

Siêu âm trị liệu là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm tần số cao để tác động vào mô sâu. Từ đó, giúp giảm đau, giảm viêm và tăng cường phục hồi mô tổn thương. Kỹ thuật dựa theo cơ chế hoạt động tạo hiệu ứng nhiệt và vi cơ học làm giãn mạch, tăng chuyển hóa tại mô.

Vì vậy kỹ thuật siêu âm được ứng dụng điều trị viêm bao hoạt dịch, viêm gân, tổn thương phần mềm sau chấn thương.

3.4 Sóng ngắn trị liệu (Shortwave Therapy)

Sóng ngắn là một dạng điều trị bằng nhiệt sâu, sử dụng sóng điện từ tần số 27,12 MHz. Nó có công dụng tăng tuần hoàn, giảm viêm sâu, giãn cơ, tăng chuyển hóa mô…

Phương pháp sóng ngắn đựng sử dụng trong điều trị viêm khớp, đau cột sống, thoái hóa khớp gối, đau vùng thắt lưng.

 phương pháp vật lý trị liệu sóng ngắn

3.5 Laser công suất thấp (LLLT – Low-Level Laser Therapy)

Dùng ánh sáng laser bước sóng 600 - 1000nm để tác động lên mô nhằm tăng tốc độ phục hồi tế bào và giảm viêm đau. Từ đó tăng liền vết thương, chống sẹo, giảm đau thần kinh…

Trong các trường hợp người bệnh bị viêm khớp nhỏ, đau cơ mạn tính, loét lâu lành, tổn thương da… thường sử dụng laser công suất thấp

3.6 Từ trường trị liệu (Magnetotherapy)

Sử dụng từ trường nhân tạo có tần số thấp để kích thích mô và tế bào. Từ đó giảm viêm, kích thích liền xương, giảm đau cơ - xương.

Phương pháp từ trường hỗ trợ các trường hợp như: gãy xương lâu liền, viêm khớp, viêm gân, đau cơ mạn tính.

 phương pháp vật lý trị liệu từ trường

3.7 Ánh sáng trị liệu (Phototherapy)

Sử dụng các loại ánh sáng như đèn hồng ngoại, ánh sáng xanh – đỏ, UV để điều trị các bệnh da liễu và giảm đau tại chỗ. Được ứng dụng chủ yếu trong trị liệu: viêm da cơ địa, vảy nến, mụn trứng cá, đau mô mềm.

4. Ứng dụng vật lý trị liệu trong các nhóm bệnh cụ thể

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng không chỉ là một phương pháp hỗ trợ mà còn là phần quan trọng trong điều trị đa ngành. Tùy vào từng nhóm bệnh lý cụ thể, các kỹ thuật vật lý trị liệu sẽ được lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. 

4.1 Nhóm bệnh cơ – xương – khớp

Bao gồm viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau vai gáy, hội chứng ống cổ tay, chấn thương thể thao, gãy xương sau bất động...

Phương pháp áp dụng:

  • Sóng ngắn: Giảm đau sâu trong viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Siêu âm trị liệu: Điều trị viêm gân, viêm bao hoạt dịch.
  • Điện xung (TENS): Giảm đau thần kinh tọa, đau vùng cổ-vai-gáy.
  • Tập vận động trị liệu: Phục hồi sau gãy xương, thay khớp háng/khớp gối.
  • Thủy trị liệu: Giúp người bệnh khớp yếu tập vận động nhẹ nhàng trong môi trường nước.

 Ứng dụng vật lý trị liệu trong nhóm bệnh cơ, xương, khớp

Từ đó tăng cường chức năng vận động, phục hồi phạm vi cử động, ngăn ngừa biến dạng khớp.

4.2 Nhóm bệnh thần kinh

Gồm tai biến mạch máu não (đột quỵ), chấn thương sọ não, liệt nửa người, Parkinson, đa xơ cứng, liệt mặt ngoại biên...

Phương pháp áp dụng:

  • Điện kích thích cơ (FES): Hỗ trợ phục hồi vận động cho cơ yếu hoặc liệt.
  • Bài tập vận động trị liệu: Tập đi, tập thăng bằng, điều chỉnh tư thế.
  • Nắn chỉnh – thao tác: Hỗ trợ cải thiện chức năng chi bị co cứng hoặc sai lệch.
  • Laser công suất thấp: Hỗ trợ hồi phục tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Dụng cụ hỗ trợ đi lại, bó nẹp chỉnh hình.

 Ứng dụng vật lý trị liệu trong bệnh thần kinh

Giúp người bệnh lấy lại khả năng sinh hoạt cơ bản, giao tiếp, cải thiện chất lượng sống, giảm nguy cơ tái biến.

4.3 Nhóm bệnh tim mạch – hô hấp

Bệnh mạch vành, suy tim, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen suyễn, viêm phổi, sau phẫu thuật tim/phổi…

Phương pháp áp dụng:

  • Tập thở có kiểm soát (bài tập phục hồi chức năng hô hấp): Thở cơ hoành, thở chúm môi, thở chống kháng.
  • Tập vận động tăng sức bền: Đi bộ, đạp xe tại chỗ, bài tập aerobic nhẹ.
  • Máy đo chức năng hô hấp (spirometry): Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh bài tập theo dõi tiến triển.
  • Điện trị liệu vùng ngực lưng (TENS): Giảm co cứng cơ sau ho kéo dài.

Phương giúp tăng dung tích phổi, giảm khó thở, cải thiện khả năng gắng sức, hỗ trợ quá trình phục hồi sau can thiệp y khoa.

 Ứng dụng vật lý trị liệu trong bệnh tim mạch, hô hấp

4.4 Nhóm bệnh nhi – trẻ em

Bại não, chậm phát triển vận động, vẹo cột sống, bàn chân bẹt, loạn sản khớp háng bẩm sinh...

Phương pháp áp dụng:

  • Tập vận động trị liệu cá nhân: Kết hợp trò chơi và bài tập phù hợp từng độ tuổi.
  • Điện xung kích thích cơ: Hỗ trợ vận động cho chi yếu, cải thiện trương lực cơ.
  • Tập đứng – tập đi – tập bò: Giúp phát triển các mốc vận động đúng giai đoạn.
  • Thiết bị hỗ trợ: Ghế tập đứng, khung đi, bó nẹp chỉnh hình.
  • Can thiệp phối hợp: Với âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu.

 Ứng dụng vật lý trị liệu trong bệnh nhi, trẻ em

Giúp trẻ phát triển gần mức bình thường, cải thiện khả năng hòa nhập xã hội, hạn chế tàn tật vĩnh viễn.

4.5 Nhóm bệnh người cao tuổi – lão khoa

Đối với những nhóm người loãng xương, sa sút trí tuệ, thoái hóa khớp, giảm khả năng thăng bằng, nguy cơ té ngã cao.

Phương pháp áp dụng:

  • Tập vận động duy trì chức năng: Tăng sức cơ, giữ thăng bằng.
  • Laser trị liệu – điện xung giảm đau: Hỗ trợ đau mạn tính.
  • Bài tập thăng bằng, phục hồi sau té ngã.
  • Thủy trị liệu nhẹ nhàng: An toàn cho bệnh nhân cao tuổi.

 Ứng dụng vật lý trị liệu trong bệnh người cao tuổi, lão hóa

Kéo dài thời gian độc lập trong sinh hoạt, cải thiện tinh thần và thể chất, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

5. Các thiết bị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng phổ biến

Trong lĩnh vực vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, các thiết bị hỗ trợ đóng vai trò trung tâm trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi và cá nhân hóa phác đồ tập luyện. Dưới đây là những thiết bị phổ biến nhất hiện nay tại các cơ sở y tế, phòng khám và trung tâm phục hồi chức năng.

5.1 Máy điện xung – điện phân

Phương pháp điện xung hỗ trợ giảm đau hiệu quả trong các trường hợp viêm cơ, đau lưng, đau cổ, viêm khớp. Kích thích thần kinh và cơ trong trường hợp yếu cơ, liệt nhẹ, bại liệt.

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng các dòng điện có tần số thấp (xung vuông, xung hình sin, xung Faradic...) để tạo hiệu ứng sinh học tại chỗ. Trong điện phân, điện cực đặt trong dung dịch thuốc sẽ giúp ion thuốc thẩm thấu sâu vào mô.

 thiết bị vật lý trị liệu máy điện xung

Phương pháp điện xung hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, viêm gân, hội chứng ống cổ tay. Đặc biệt hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến. Phương pháp phù hợp với những bệnh nhân đau mãn tính, sau chấn thương hoặc liệt nửa người.

5.2 Máy siêu âm điều trị

Phương pháp siêu âm điều trị giúp người bệnh giảm đau, tăng tuần hoàn, thúc đẩy liền mô tổn thương, giảm sẹo dính, giãn cơ, kháng viêm tại chỗ.

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng sóng siêu âm tần số 1 – 3 MHz tạo ra hiệu ứng nhiệt và vi cơ học tại mô. Gia tăng trao đổi chất tế bào và tăng thẩm thấu màng tế bào.

 thiết bị vật lý trị liệu máy siêu âm điều trị

Phương pháp siêu âm hỗ trợ điều trị viêm bao hoạt dịch, viêm gân, đau khớp vai, đau cổ tay, điều trị sẹo sau phẫu thuật, rối loạn tuần hoàn ngoại vi. Phương pháp phù hợp với những bệnh nhân tổn thương mô mềm, viêm gân mãn tính.

5.3 Máy sóng ngắn trị liệu (Shortwave Diathermy)

Phương pháp sóng ngắn tạo nhiệt sâu trong các mô dưới da nhằm giảm đau, chống viêm, tăng tưới máu mô.

Nguyên lý hoạt động: Dùng sóng điện từ tần số 27,12 MHz truyền vào mô cơ thể, tạo ra hiệu ứng nhiệt sâu.

 thiết bị vật lý trị liệu máy sóng ngắn trị liệu

Phương pháp sóng ngắn hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau lưng dưới, viêm dây chằng. Thường được sử dụng với những người lớn tuổi bị viêm khớp, đau cột sống mãn tính.

5.4 Máy laser điều trị công suất thấp (Low-level Laser Therapy - LLLT)

Tia laser sẽ kích thích tái tạo tế bào, tăng liền vết thương, giảm viêm, giảm đau.

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng ánh sáng laser bước sóng 630–905 nm để kích hoạt quá trình sinh học trong tế bào.

 thiết bị vật lý trị liệu máy laser điều trị

Phương pháp laser điều trị hỗ trợ trị viêm khớp gối, vết thương lâu lành, viêm cơ – gân, sẹo sau mổ. Phù hợp với bệnh nhân đau mãn tính, điều trị ngoại trú lâu dài.

5.5 Máy từ trường trị liệu

Phương pháp từ trường giúp tăng tuần hoàn máu, giảm viêm, hỗ trợ tái tạo mô, điều hòa thần kinh thực vật.

Nguyên lý hoạt động: Tạo ra từ trường tần số thấp (~50 Hz), tác động lên tế bào và mô sâu, ảnh hưởng đến hoạt động ion và điện thế tế bào.

 thiết bị vật lý trị liệu máy từ trường trị liệu

Từ trường trị liệu hỗ trợ những người bị gãy xương, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tuần hoàn. Được sử dung với những người có bệnh lý xương khớp, chấn thương thể thao, sau mổ chỉnh hình.

5.6 Giường kéo giãn cột sống (Traction Bed)

Phương pháp kéo giãn cột sống là phương pháp hiện đại cao cấp. Phương pháp kéo giãn sẽ không xâm lấn cột sống cổ/lưng, từ đó làm giảm áp lực đĩa đệm, giảm chèn ép thần kinh.

Nguyên lý hoạt động: Cơ chế cơ học hoặc điện điều khiển kéo giãn cột sống theo phương ngang hoặc thẳng đứng với lực được kiểm soát.

 thiết bị vật lý trị liệu giường kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống chủ yếu dùng với những bệnh nhân như: thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đau thần kinh tọa.

5.7 Thiết bị tập vận động phục hồi chức năng

Phương pháp phục hồi chức năng chủ yếu cho việc tập luyện cho các chi trên/dưới giúp duy trì tầm vận động, tăng sức cơ, hỗ trợ thăng bằng.

Phân loại phổ biến:

  • Xe đạp phục hồi chức năng: Hỗ trợ tập luyện tim mạch và chi dưới.
  • Máy tập tay chân thụ động/hoạt động: Giúp bệnh nhân yếu cơ vận động trở lại.
  • Khung tập đi – thang tập: Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi khả năng đi lại.
  • Bóng tập thể chất (Physio ball): Tăng cường sức bền, cải thiện thăng bằng.

 Thiết bị tập vận động phục hồi chức năng

Ứng dụng: Tai biến, bại liệt, chấn thương tủy sống, sau mổ khớp.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em bại não, người lớn tuổi, bệnh nhân sau tai biến.

5.8 Ghế tập phục hồi vận động

Hỗ trợ các bài tập phối hợp giữa thân mình – chi, tập luyện thăng bằng khi ngồi – đứng.

Nguyên lý hoạt động: Thiết kế linh hoạt theo các tư thế chuyển động của người bệnh, có thể kết hợp kháng trở hoặc trợ lực.

Ứng dụng: Phục hồi sau tai biến, Parkinson, bệnh lý thần kinh trung ương.

 Ghế tập phục hồi vận động

Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân thần kinh vận động, rối loạn thăng bằng.

Kết luận

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng không chỉ là cứu cánh cho những bệnh nhân sau chấn thương hay phẫu thuật, mà còn là giải pháp chủ động trong việc cải thiện sức khỏe lâu dài. Việc áp dụng các phương pháp trị liệu tiên tiến, kết hợp với thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn sẽ đem lại hiệu quả vượt trội, giúp người bệnh trở lại cuộc sống một cách vững vàng.


Meditop cung cấp thiết bị y tế chất lượng cao, với hệ thống phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam. Chúng tôi coi trọng giá trị nhân văn, tin vào giá trị tốt đẹp được tạo nên từ hiệu quả đóng góp cho xã hội.

Công ty Cổ phần Thương mại Quốc Tế Meditop

Hotline: 0942.402.306

Website: https://meditop.com.vn/

VPHN: 16BT2 đường Trần Thủ Độ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

VPĐN: Số 258, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

VPHCM: 28 đường N5, Jamona Golden Silk, Bùi Văn Ba, Tân Thuận Đông, Q7, TP HCM.

Xem thêm