Chỉ nha khoa chữa sâu răng đúng không? Việc dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất một lần mỗi ngày có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về răng miệng.
>>>> XEM THÊM: Ghế nha khoa chất lượng cho phòng khám răng hàm mặt
Tại một số phòng khám nha khoa và Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cho thấy, rất ít người có thói quen sử dụng chỉ nha khoa, thậm chí không biết chỉ tơ nha khoa là gì, kể cả người bị sâu răng và các vấn đề về răng miệng.
Chỉ nha khoa có thể chữa sâu răng
Phương pháp làm sạch răng mà đa số mọi người vẫn áp dụng là dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn và sử dụng bàn chải đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy. Trên thực tế, việc dùng tăm để loại bỏ thức ăn bám ở kẽ răng rất dễ làm tổn thương lợi, dẫn đến viêm nhiễm chân răng. Về lâu dài, tăm có thể tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn giữa các răng và gây nên các bệnh lý nướu răng, dẫn đến viêm nha chu, gây mất xương và cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay rồi rụng.
>>>> ĐỌC THÊM: Ghế răng nha khoa KJ-916
Việc xỉa răng bằng tăm tre có thể khiến kẽ răng rộng ra, vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh răng miệng.
Xỉa răng bằng tăm tre có thể khiến kẽ răng rộng ra, vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh răng miệng.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó Gíám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM, những phương pháp chải răng thông thường chỉ có thể làm sạch các mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Mặt tiếp cận giữa 2 răng, bàn chải không thể với tới để làm sạch được. Do đó để làm sạch những mảnh vụn thức ăn bám vào vùng kẽ răng, ngay sau khi chải răng cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ. Ở một vùng kẻ răng, chỉ nha khoa có thể làm sạch được 2 mặt của 2 chiếc răng kế cận nhau.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ghế răng nha khoa
"Chỉ tơ nha khoa có thể loại bỏ các mảng bám nha khoa trên răng, xung quanh nướu răng và giữa các kẽ răng, giúp ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng, chứng hôi miệng và sự hình thành cao răng", bác sĩ Minh khuyên.
Chỉ tơ nha khoa có thể gây chảy một ít máu ở vùng nướu dùng chỉ nếu lợi yếu. Đây chỉ là hiện tượng bình thường. Khi đã dùng thường xuyên, hiện tượng chảy máu sẽ giảm dần và biến mất sau một thời gian.
>>>> THAM KHẢO THÊM