Nội soi khí phế quản là một thủ thuật giúp cho bác sỹ nhìn trực tiếp vào khí quản, phế quản (đường hô hấp) và vào một vài vùng của phổi. Nội soi phế quản là đưa ống soi qua mũi, qua thanh quản của bạn, xuống khí quản và vào phế quản.
Ống soi phế quản là một ống mềm dài dễ uống cong có đường kính khoảng chừng cây bút chì nhỏ có ánh sáng ở cuối ống, qua nội soi, bác sỹ sẽ quan sát rất rõ ràng các vùng khác nhau của hệ thống hô hấp của bạn và có thể kiểm tra có hay không có bệnh lý nào hiện diện, tình trạng mãn tính cũng có thể được đánh giá. Qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy các mẩu mô, dịch nhầy để phân tích trong phòng thí nghiệm, mẫu sinh thiết có thể được lấy từ một vùng cụ thể, được thực hiện bằng cách sử dụng kìm nhỏ luồng qua ống soi phế quản. Nếu sinh thiết cần phải lấy từ một vùng khó thực hiện hơn thì cần đến X-quang có thể được sử dụng trong phòng tối để giúp bác sỹ xác định vị trí mô.
Tại sao phải nội soi phế quản ?
Những lý do phổ biến tại sao cần thiết phải nội soi phế quản bao gồm:
1-Nhiễm trùng: khi bệnh nhân đã nghi ngờ có nhiễm trùng nặng, nội soi phế quản được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng tổn thương của phổi, những mẫu này có thể được xem xét trong phòng thí nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của nhiễm trùng.
2-Thâm nhiễm phổi: một biểu hiện bất thường trong phổi được nhìn thấy trên phim X-quang hoặc CT scanner có thể là nguyên nhân do nhiễm trùng, ung thư... Sử dụng máy nội soi khí phế quản cho phép bác sỹ lấy mẫu từ vùng này, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiêm để tìm ra nguyên nhân rõ ràng của thâm nhiễm phổi.
3-Xẹp phổi đang tiến triển: xẹp một phổi hoặc một phần của phổi (chứng xẹp phổi) thường được gây ra bởi nguyên nhân gì đó như dị vật, khối u, hoặc chất nhầy đặc gây tắc đường hô hấp.Nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn thấy sự tắc nghẽn, qua nội soi có thể loại bỏ các chất nhầy và dị vật nếu có, điều này giúp cho khai thông đường hô hấp.
4-Đang chảy máu: khi bệnh nhân ho ra máu, nội soi phế quản có thể giúp bác sỹ tìm ra nguyên nhân ho ra máu qua đó sẽ bơm thuốc giúp cầm máu, nếu khối u là nguyên nhân gây chảy máu, bác sỹ sẽ xác định vị trí khối u và lấy những mẫu mô (sinh thiết) qua ống nội soi, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để nhận dạng loại u, các khối u khác có thể có các lý do khác gây chảy máu thủ thuật này cũng giúp để xác định.
5-Thở khò khè và hẹp đường thở: một người có thể có khò khè hoặc âm thanh đường thở bất thường có thể là nguyên nhân được gây ra bởi vấn đề với cổ họng hoặc đường hô hấp của phổi, có thể có thở ngắn, thở khò khè, hoặc khó thở trong lúc ngủ, nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn trực tiếp tại cổ họng, vùng dây thanh âm, và đường thở lớn để xác định mọi vấn đề. Nguyên nhân của loại thở này có thể bao gồm hoạt động dây thanh kém hay liệt, u vùng thanh môn, sự thõng xuống trong đường thở (nhuyễn phế quản) hoặc giọng nói nhỏ (bệnh thanh quản) hoặc mạch máu chèn ép vào bên ngoài của đường thở (mạch máu chèn ép)
Cách tiến hành nội soi khí phế quản
Có phương pháp nào khác thay thế không?
Các xét nghiệm và thủ thuật khác chẳng hạn như X-quang, CT scanner và các kỹ thuật hút rửa có thể mang lại cho bác sỹ một vài thông tin về phổi, nhưng nội soi phế quản cung cấp cho bác sỹ với nhiều thông tin hơn và cho phép bác sỹ quan sát bên trong phổi và lấy mẫu rất cụ thể và loại bỏ chất nhầy hoặc dị vật nếu cần thiết. Điều này là lý do tại sao bác sỹ của bạn có thể sắp xếp nội soi phế quản ngay sau khi bạn đã có X-quang hay các xét nghiệm khác.
Nội soi phế quản có nguy hiểm không?
Nội soi phế quản là một thủ thuật an toàn, nguy cơ nghiêm trọng từ nội soi phế quản chẳng hạn như tràn khí hoặc chảy máu nghiêm trọng thì không phổ biến dưới 5%, tuy nhiên nguy cơ liên quan đến thủ thuật như sau:
1-Lo lắng và ho: nội soi phế quản đã được đưa qua mũi hoặc cổ họng và vào phổi có thể gây ra lo lắng, nó cũng có thể khích thích đường hô hấp của bạn gây ho. Bạn sẽ được cho thuốc phun vào mũi hoặc cổ họng (gây tê tại chỗ), hoặc thuốc an thần qua đường tĩnh mạch để giảm bớt ho, nôn hoặc cảm giác khó chịu cảm thấy trong quá trình thủ thuật.
2-Đau cổ họng, khàn tiếng sau khi soi: khi nội soi là đưa ống soi qua mũi hoặc miệng vì vậy có thể gây đau hay khàn tiếng, bất kỳ đau nhức ở cổ họng hoặc giọng nói khan sẽ dịu đi trong vòng vài giờ hoặc một ngày.
3-Giảm oxy: mức oxy trong máu có thể giảm trong quá trình thủ thuật vì nhiều lý do. Nội soi phế quản có thể ngăn cản dòng khí vào đường thở hoặc một ít nước được sử dụng trong quá trình làm thủ thuật và sẽ được hút ra sau đó, gây ra mức độ giảm oxy, việc giảm này thường nhẹ và mức oxy thường trở lại bình thường mà không cần điều trị, nếu mức độ oxy còn thấp bác sỹ sẽ cho thêm oxy hoặc ngưng thủ thuật để khôi phục tình trạng thiếu oxy, mức độ oxy của bạn sẽ được giám sát liên tục trong quá trình thủ thuật thông qua kẹp cảm biến trên ngón tay của bạn, thiết bị này gọi là oxy huyết kế.
4-Rò hoặc xẹp phổi: đường hô hấp có thể bị tổn thương bởi nội soi phế quản, đặc biệt nếu phổi đã bị viêm hoặc bị bệnh, nếu phổi đã bị thủng nó có thể là nguyên nhân gây rò khí (chứng tràn khí ngực) quanh phổi, đó có thể là nguyên nhân làm cho phổi xẹp, biến chứng này thì không phổ biến và có nhiều khả năng nếu sinh thiết được thực hiện trong quá trình nội soi phế quản, nếu có rò khí lượng lớn và liên tục thì có thể cần phải được lấy qua ống dẫn lưu ngực.
5-Chảy máu: chảy máu có thể xảy ra sau khi bác sỹ thực hiện sinh thiết hoặc nếu nội soi phế quản làm tổn thương khối u trong đường hô hấp, nhiều khả năng chảy máu hơn nếu đường hô hấp đã bị viêm hoặc tổn thương do bệnh lý. Thông thường chảy máy lượng ít và ngừng lại mà không cần điều trị, thỉnh thoảng có thể cho thuốc qua ống nội soi để cầm máu, hiếm khi chảy máu có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng hoặc tử vong.