Menu
danh mục Sản phẩm

Thiết bị phòng mổ

Thiết bị sản khoa

Thiết bị sinh học phân tử

Thiết bị xét nghiệm

Thiết bị vật lý trị liệu

Tủ bảo quản

Nội Thất Y Tế

Tủ lạnh bảo quản vaccine/dược

Thiết bị thú y

Thiết bị hồi sức cấp cứu

Mô hình giảng dạy y khoa

Tủ lạnh âm sâu

Thiết bị thăm dò chức năng

Chống nhiễm khuẩn+Xử lý rác thải

Thiết bị nhi khoa

Thiết bị thí nghiệm - Vi sinh

Thiết bị chẩn đoán hình ảnh

Thiết bị nha khoa

Hóa chất vật tư tiêu hao

Tủ an toàn sinh học cấp 1 | Cấu tạo tủ thao tác PCR 1 vị trí

Tủ an toàn sinh học cấp 1 còn được gọi là tủ thao tác PCR. Đây là một trong những loại tủ chuyên dụng được dùng trong các phòng thí nghiệm. Thiết bị giúp hỗ trợ đảm bảo sự an toàn trong quá trình nghiên cứu sinh học vi sinh hay tế bào phổ biến hiện nay. Hãy cùng MEDITOP tìm hiểu ngay về vị trí, cách sử dụng và các loại tủ an toàn sinh học cấp 1 thông qua bài viết nhé!

>>>> XEM THÊM: Tủ an toàn sinh học cấp chính hãng kèm báo giá chi tiết

1. Tủ an toàn sinh học cấp 1 (Tủ thao tác PCR) là gì?

Tủ an toàn sinh học cấp 1 hay còn gọi là tủ thao tác PCR giúp cung cấp sự bảo vệ đầu tiên cơ bản nhất. Thiết bị có khả năng bảo hộ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường xung quanh tránh khỏi việc tiếp xúc trực tiếp các hóa chất nguy hiểm. Tuy nhiên, thiết bị không thể bảo vệ được các mẫu đang thao tác bên trong.

tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ an toàn sinh học cấp 1

Công dụng chính của sản phẩm là hỗ trợ bảo vệ môi trường và nhân viên tại phòng thí nghiệm. Nguồn không khí thoát ra đi qua bộ lọc sẽ được tái tuần hoàn hoặc thải ra bên ngoài. Điều đó giúp thiết bị có thể ứng dụng trong máy ly tâm và thí nghiệm tạo ra các sol khí.

2. Các mẫu tủ an toàn sinh học cấp 1 bán chạy tại MEDITOP

Sau đây, MEDITOP sẽ giới thiệu đến bạn đọc những mẫu tủ an toàn sinh học cấp 1 đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Tham khảo ngay nhé!

2.1 Tủ an toàn sinh học cấp 1 ESCO

Tủ an toàn sinh học cấp 1 ESCO được tích hợp 3 chức năng hiện đại giúp bảo vệ  sản phẩm, vật mẫu, người sử dụng và môi trường. Đây là sản phẩm tủ an toàn sinh học class II thuộc dòng Airstream của hãng Esc. Thiết bị được nhận xét là đạt tiêu chuẩn của hầu hết các đánh giá EN 12469, ISO 146441.1 Class3.

Thông số kỹ thuật

Model AC2-4E1
Kích thước ngoài 1340 x 732 x 1400 mm
Kích thước trong 1270 x 560 x 670 mm
Chiều ngang làm việc 1.2m
Thể tích buồng thao tác 0.58 m2
Thể tích dòng vào trung bình 0.45m/s
Thể tích dòng khí đi xuống trung bình 0.30m/s
Lưu lượng khí vào 356m3/h
Lưu lượng khí khí đi xuống 741m3/h
Lưu lượng khí thoát ra 356m3/h.
Màng lọc chính  02
Độ ồn <62 dBA theo tiêu chuẩn NSF 49 và <59 dBA theo tiêu chuẩn EN12469
Đèn huỳnh quang với độ sáng >1280 Lux (>119 ngọn nến)
Nguồn điện 220 - 240V/ 50Hz
Khối lượng 203 kg

2.2 Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

tủ an toàn sinh học 1 vị trí

Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa là một trong những sản phẩm tủ an toàn cấp 1 được quan tâm nhiều trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có tủ chứa máy PCR được dùng trong kiểm nghiệm với cửa mở trượt bằng đối trọng và kính cường lực dày 5mm.

Thông số kỹ thuật: 

Kích thước

- Kích thước ngoài: 700*670*1100mm (W*D*H)

- Kích thước trong: 630*540*550mm  (W*D*H)

Thông số kỹ thuật

- Phần bao tủ bằng sắt tấm dày 1.2mm sơn tĩnh điện.

 - Tủ nghiêng 10°C cho phép thoải mái khi vận hành

- Vách lưng tủ có lớp inox đục lỗ giúp hoàn lưu gió trong phạm vi tủ.

- Công tắc điều khiển đèn đôi bố trí phía trước tủ.

- Mặt làm việc bằng inox 304 dày 1.2mm

- Tủ có 01 đèn UV tiệt trùng bố trí trước

- Lọc HEPA H13 kích thước 250x250x70mm

- Quạt hoàn lưu công suất 78W, xuất xứ Đài Loan, toàn bộ bằng nhôm, vận hành êm

- Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang được bố trí mặt trước tủ giúp không bị lóa mắt khi thao tác.

- Công tắc điều khiển đèn chiếu sáng, đèn UV

- Nguồn điện: 230V/50Hz

Bộ khung chân 04 bánh xe

3. Vị trí đặt tủ an toàn sinh học cấp 1

Bạn nên đặt sao cho mặt bên của tủ cách tường tối thiểu là 30 cm. Đồng thời, mặt trước cách tường ít nhất một khoảng 2m và khi đặt đối diện với những thiết bị khác thì cần lưu ý cách ít nhất 3m. Ngoài ra, bạn cũng cần bố trí cách cửa ra vào ít nhất là 1/2 cho đến 1m để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ an toàn sinh học 1 vị trí

4. Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 1

Để đảm bảo an toàn và không xảy ra tai nạn đáng tiếc, bạn nên thực hiện theo quy trình hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra đầy đủ các tính năng của tủ an toàn sinh học cấp 1 trước khi bắt đầu sử dụng.
  • Tắt đèn UV và kiểm tra để chắc chắn cửa mở tại vị trí tủ vận hành.
  • Các lỗ hút, lưới hút khí ở mặt sau của tủ cũng nên được kiểm tra để bảo đảm không có dị vật ngăn cản ở lỗ hút khí. Sau đó, bạn đọc và ghi lại chỉ số của đồng hồ đo áp suất.
  • Khởi động quạt hút và đèn huỳnh quang, giữ tủ hoạt động ít nhất 15 phút.
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi bắt đầu thí nghiệm. Ngoài ra, bạn cần sử dụng găng tay bó sát và áo khoác trong phòng thí nghiệm.
  • Lau sạch bề mặt bên trong và cạnh của tủ bằng chất khử trùng chuyên dụng và dùng cồn 70 làm sạch trong vòng 5 - 10 phút.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết và đưa vào tủ theo đúng tuần tự và cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế đưa vào quá nhiều dụng cụ để không ngăn cản sự lưu thông của lỗ thoát khí. Bạn đợi từ 2 - 3 phút để cho tủ lưu thông khí làm sạch hết các tạp chất và ổn định lại dòng khí trong tủ.  
  • Các dụng cụ thí nghiệm nên giữ khoảng cách với nhau tối thiểu là 10 cm so với cửa trước. Tuy nhiên, với những mẫu vật độc hại, bạn nên di chuyển từ vị trí ở giữa tủ an toàn sinh học cấp 1 vào phía trong tính cửa ngoài cửa vào.
  • Sắp xếp, phân chia khu vực cho các vật tư hợp để giảm khả năng nhiễm bẩn từ vật tư đã sử dụng sang các vật sạch khác.
  • Vật tư cần được di chuyển chậm rãi và hạn chế mở cửa phòng thí nghiệm trong khi sử dụng để đảm bảo sự an toàn.
  • Trước khi lấy vật dụng nào ra khỏi tủ, bạn cũng phải khử trùng.
  • Nếu có sự cố xảy ra đổ vỡ xảy ra, bạn cần lau chùi và khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc với vật mẫu càng nhanh càng tốt.
  • Sau khi hoàn tất nghiên cứu, để tủ hoạt động thêm khoảng 5 phút nhằm làm sạch tất cả tạp chất và virus trước khi đưa thiết bị thí nghiệm ra khỏi tủ.
  • Đặt các vật dụng đã lấy ra khỏi tủ vào các hộp kín hoặc túi hấp tiệt trùng và tiến hành khử trùng bề mặt.
  • Bạn cũng cần vệ sinh bề mặt trong của tủ sinh học bằng chất khử trùng và lau chùi bằng cồn 70 độ.
  • Cuối cùng, tắt quạt hút và đèn huỳnh quang rồi phủ vải che an toàn để ngăn chặn bụi bẩn.

tủ an toàn sinh học 1 vị trí

Tủ an toàn sinh học cấp 1 tại MEDITOP

>>>> XEM NGAY: Tủ thao tác vô trùng ESCO

5. Lưu ý sử dụng với tủ an toàn sinh học cấp 1

Khi sử dụng tủ an toàn sinh học, bạn cần phải nắm được một số lưu ý sau:

  • Khi đèn báo động kêu, bạn phải dừng các thao tác trong tủ ngay lập tức.
  • Không đặt hoặc kê bất cứ đồ vật nào trên đỉnh của tủ vì có thể làm hỏng bộ lọc hoặc gián đoạn luồng khí lưu thông.
  • Đối với tác nhân đặc biệt nguy hiểm như thuốc độc, chất dễ gây cháy nổ...  không nên dùng buồng an toàn sinh học.
  • Bạn cần kiểm định tủ hàng năm để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt.
  • Tủ an toàn sinh học cấp 1 được thiết kế cho 1 người sử dụng nên tránh trường hợp cho người khác can thiệp vào thí nghiệm.
  • Ngoài ra, một lưu ý hết sức quan trọng là những người chuyên môn mới sử dụng được tủ an toàn sinh học.

Tủ an toàn sinh học cấp 1 với nhiều đặc điểm và công dụng tuyệt vời đã giúp quá trình thí nghiệm được an toàn và suôn sẻ hơn. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn sẽ có thêm những hiểu biết về loại tủ này. Hiện nay, sản phẩm đang có mặt tại cửa hàng của MEDITOP. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông tin liên hệ:

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Xem thêm