Menu

Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu khi chẩn đoán

Các chỉ số trong xét nghiệm máu khi chẩn đoán bạn cần biết

Các chỉ số trong xét nghiệm máu được xem là yếu tố giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhận định tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mỗi loại xét nghiệm máu sẽ có các chỉ số khác nhau. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các chỉ số này, hãy cùng MEDITOP theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

>>>> XEM THÊM: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm máu tại MEDITOP

1. Những chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Xét nghiệm máu là một quy trình quen thuộc trong công tác khám chữa bệnh. Dựa vào hàm lượng một số chất nhất định trong máu mà bác sĩ có thể nhận định được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Xét nghiệm máu gồm 2 loại chỉ số cơ bản như sau:

●      Xét nghiệm toàn phần công thức máu (CBC): Đây là loại xét nghiệm phổ biến, thường được ứng dụng trong những kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm CBC giúp bác sĩ phát hiện những bệnh hoặc rối loạn liên quan đến máu như thiếu máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch...

●      Xét nghiệm sinh hóa máu: Có khả năng đo các hóa chất khác nhau trong máu. Nhờ vậy, bác sĩ có thể nắm được các thông tin về hoạt động của hệ cơ, xương cùng các cơ quan như gan, thận… Loại xét nghiệm này thường được áp dụng trên phần huyết tương của máu.

các chỉ số trong xét nghiệm máu

Máy xét nghiệm máu

2. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

Các chỉ số trong xét nghiệm máu đều có những ý nghĩa riêng. Nội dung sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này. Tham khảo ngay nhé!

2.1 Xét nghiệm máu gồm những chỉ số nào?

Xét nghiệm máu toàn phần là quy trình được sử dụng phổ biến trong hoạt động khám chữa bệnh. Những chỉ số xét nghiệm này nhằm hỗ trợ bác sĩ tìm ra những bệnh liên quan đến máu như ung thư máu, thiếu máu…

các chỉ số trong xét nghiệm máu

Các chỉ số xét nghiệm máu toàn phần

>>>> ĐỌC THÊM: 6 lưu ý khi xét nghiệm máu quan trọng cần nắm rõ

 

Chỉ số

Khoảng tham chiếu

Ý nghĩa

RBC

Số lượng hồng cầu

3,9 - 5,3 T / L

- Ý nghĩa: là số lượng hồng cầu có trong 1 đơn vị máu toàn phần.

●      Giá trị bình thường đối với nam giới: 4,5 - 5,8 T/L.

●      Giá trị bình thường đối với nữ: 3,9 - 5,2 T/L.

- Tăng trong trường hợp: cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu hoặc thiếu oxy kéo dài.

- Giảm trong trường hợp: mất máu, chảy máu, thiếu máu.

HGB

Lượng huyết sắc tố

120 - 155 g / L

- Ý nghĩa: là lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị máu toàn phần. Chỉ số xét nghiệm này dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu. 

●      Giá trị bình thường đối với nam: Hb < 130g/l.

●      Giá trị bình thường đối với nữ: Hb < 120g/l.

- Tăng trong trường hợp:  thiếu oxy mạn tính, cô đặc máu…

- Giảm trong trường hợp: mất máu, thiếu máu, máu bị pha loãng, suy tủy…

HCT

Thể tích khối hồng cầu

0.37 - 0.42 L/L.

- Ý nghĩa: là tỷ lệ thể tích giữa khối hồng cầu trong máu toàn phần.

●      Giá trị bình thường đối với phái nam: 0,39 - 0,49 L/L

●      Giá trị bình thường đối với phái nữ: 0,33 - 0,43 L/L.

- Tăng trong trường hợp: thiếu oxy mạn tính, giảm lưu lượng máu, cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu.

- Giảm trong trường hợp: mất máu, máu bị hòa loãng, thiếu máu, thai nghén, suy tủy.



MCV

Thể tích trung bình hồng cầu



85 - 95 fl

- Ý nghĩa:  là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu giúp đánh giá kích thước hồng cầu to hay nhỏ. 

- Tăng trong trường hợp: thiếu acid folic, bệnh gan, thiết VTM B12, tăng sản hồng cầu, nghiện rượu, suy tuyến giáp, tan máu cấp, bất sản tủy.

- Giảm trong trường hợp:  thalassemia, thiếu sắt, thiếu máu do bệnh mãn tính, nhiễm độc chì, suy thận mạn tính.



MCH

Lượng HST trung bình hồng cầu

28 - 32 pg.

- Ý nghĩa:  là lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu.

- Tăng trong trường hợp: bệnh hồng cầu di truyền, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường.

- Giảm trong trường hợp: thiếu máu đang tái tạo, thiếu máu thiếu sắt.

MCHC

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

320 - 360 g/L

- Ý nghĩa:  là lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu.

- Tăng trong trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, mất nước ưu trương…

- Giảm trong trường hợp:  thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, thiếu máu đang hồi phục, nghiện rượu, xơ gan.

RDW 

Dải/ Độ rộng phân bố kích thước hồng cầu

11 - 15%

- Ý nghĩa: là chỉ số giúp đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu.

- Cả RDW và MCV đều tăng trong các trường hợp như thiếu hụt folate, thiếu hụt vitamin B12, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn tính, thiếu máu tan huyết do miễn dịch.

- RDW tăng đồng thời MCV bình thường trong các trường hợp như thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu máu vì bệnh globin, thiếu hụt folate giai đoạn sớm.

- RDW tăng đồng thời MCV giảm trong các trường hợp như thiếu sắt, bệnh thalassemia, phân mảng hồng cầu.

WBC

Số lượng bạch cầu

4 - 10 G/L.

- Ý nghĩa: là chỉ số cho biết số lượng bạch cầu có trong 1 thể tích máu toàn phần.

- Tăng trong trường hợp: bệnh máu ác tính, viêm nhiễm khuẩn, sử dụng một số thuốc như corticosteroid, u bạch cầu.

- Giảm trong trường hợp:  thiếu máu bất sản, thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như chloramphenicol, phenothiazine, nhiễm siêu vi (HIV, virus viêm gan).

NEU

Bạch cầu hạt trung tính

43 - 76 % hoặc 2 - 8 G/L.

- Ý nghĩa: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.

- Tăng trong trường hợp: nhiễm trùng cấp tính (viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe), nhồi máu cơ tim, stress, những bệnh ung thư, mất nhiều máu sau phẫu thuật lớn, bệnh bạch cầu dòng tủy.

- Giảm trong trường hợp:  sốt rét, nhiễm độc nặng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm virus, sau xạ trị.

EO

Bạch cầu hạt ưa acid

2 - 4% hoặc 0,1 - 0,7 G/L.

- Ý nghĩa: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

- Tăng trong trường hợp:  dị ứng, những bệnh về máu, nhiễm ký sinh trùng.

- Giảm trong trường hợp: các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid.

BASO

Bạch cầu hạt ưa Base

0 - 1% hoặc 0.01 - 0,25 G/L.

- Ý nghĩa: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

- Tăng trong trường hợp:  rối loạn dị ứng, nhiễm độc, tăng sinh tủy.

- Giảm trong trường hợp: các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid.

LYM

Bạch cầu Lympho

17 - 48% hoặc 1 - 5 G/L.

- Ý nghĩa: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.

- Tăng trong trường hợp:  nhiễm khuẩn mạn, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân vì nhiễm khuẩn và virus, viêm loét đại tràng, suy thận.

- Giảm trong trường hợp: sử dụng thuốc corticoid, nhiễm khuẩn cấp.

MONO

Bạch cầu Mono

4 - 8% hoặc 0,2 - 1,5 G/L.

- Ý nghĩa: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

- Tăng trong trường hợp:  như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus, bệnh ung thư, u lympho, bệnh bạch cầu dòng mono, u tủy.

- Giảm trong trường hợp: bệnh bạch cầu dòng lympho, nhiễm máu bất sản, sử dụng thuốc corticoid.

LUC

Các tế bào to không bắt màu

0- 4% hoặc 0 - 0,4 g/L.

- Ý nghĩa: là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non.

- Tăng trong trường hợp:   bệnh bạch cầu, phản ứng sau phẫu thuật, suy thận mạn tính, sốt rét, một số loại virus.

PLT

Số lượng tiểu cầu

150 - 400 g/L.

- Ý nghĩa: là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non.

- Tăng trong trường hợp:   bệnh bạch cầu, phản ứng sau phẫu thuật, suy thận mạn tính, sốt rét, một số loại virus.

- Giảm trong trường hợp:  

○      Giảm sản xuất: suy tủy, nhiễm virus ảnh hưởng đến xương tủy (viêm gan B, C, dengue, rubella…), xơ gan, hóa trị, bệnh giảm tiểu cầu.

○      Tăng phá hủy: Phì đại lách, các kháng thể chống tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch.

MPV

Thể tích trung bình tiểu cầu

5 - 8 fL.

- Ý nghĩa: là chỉ số giúp đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.

- Tăng trong trường hợp:  bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, tiền sản giật, cắt lách, hút thuốc, nhiễm độc bởi tuyến giáp, stress.

- Giảm trong trường hợp: thiếu máu do bất sản, bạch cầu gấp, hóa trị, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương.

PCT

Thể tích khối tiểu cầu

0,016 - 0,036 L/L.

- Ý nghĩa: là chỉ số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi những bệnh viêm do nhiễm khuẩn.

- Tăng trong trường hợp: ung thư đại trực tràng.

- Giảm trong trường hợp: nghiện rượu, nhiễm độc tố.

PDW

Dải/ Độ rộng phân bố kích thước tiểu cầu

6 - 18%.

- Ý nghĩa: là chỉ số cho biết độ phân bố kích thước của tiểu cầu.

- Tăng trong trường hợp: ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết, bệnh hồng cầu hình liềm.

- Giảm trong trường hợp: nghiện rượu.

P-LCR 

Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn

0,13 - 0,43% hoặc 150 - 500 Giga/L.

- Ý nghĩa:  là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu.

- P-LCR tăng kết hợp với MPV tăng trong các trường hợp liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim và huyết khối.

 

 

2.2 Các chỉ số xét nghiệm máu sinh hóa

Dưới đây là thông tin chi tiết về ý nghĩa của từng chỉ số xét nghiệm hóa sinh mà bạn có thể tham khảo.

2.2.1 Glu (Glucose)

Chỉ số Glu (Glucose) cho biết số lượng đường trong máu. Giá trị bình thường của chỉ số này giao động từ 4,1 - 6,1 mmol/l. Giá trị Glu càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.

2.2.2 SGOT & SGPT

SGOT & SGPT là 2 chỉ số men gan cực quan trọng. Giá trị bình thường của chỉ số SGOT giao động từ 9 - 48%, còn SGPT là 5,0 - 49,0. Nếu trường hợp những chỉ số này vượt quá giới hạn có nghĩa là chức năng của gan đang bị suy yếu.

2.2.3 Cholesterol

Cholesterol là nhóm chỉ số mỡ máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, triglyceride, LDL-Cholesterol. Giá trị bình thường của cholesterol ở mức từ 3,4-5,4 mmol/L. Chỉ số cholesterol càng cao khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim, huyết áp, tai biến, đột quỵ càng tăng.

2.2.4 Ure (Ure máu)

Ure máu là chỉ số giúp đánh giá khả năng lọc của thận. Giá trị bình thường của chỉ số này ở mức khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l. Nếu chỉ số Ure máu càng cao thì chức năng của thận càng kém.

2.2.5 Cre (Creatinin)

Chỉ số Cre là kết quả của quá trình đào thải bởi thoái hóa creatin phosphat ở cơ. Đối với nam, giá trị bình thường của chỉ số này ở mức 62 - 120 umol/l, đối với nữ khoảng 52 - 100 umol/l. Nếu chỉ số cre vượt mức giới hạn chứng tỏ khối cơ xuất hiện những bất thường.

2.2.6  Uric (Acid Uric = urat)

Chỉ số Uric trong máu có giá trị bình thường giao động từ 180 - 240 umol/l ở nam và 150 - 360 umol/l ở nữ. Chỉ số này càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh về thận, gout càng cao.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Máy phân tích huyết học Mindray BC-3000 Plus

 

Trên đây là những thông tin hữu ích về các chỉ số trong xét nghiệm máu. Thiết bị y tế MEDITOP hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tìm hiểu thêm các thiết bị y tế khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn trực tiếp.

Thông tin liên hệ

●      Hà Nội: 16 BT2 Trần Thủ Độ, Khu Đô Thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội

●      Hotline: 0963.923.329

●      Website: meditop.com.vn

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan