Menu

Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Cấy Vi Sinh An Toàn, Đúng Cách

Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Cấy Vi Sinh An Toàn, Đúng Cách

Tủ cấy vi sinh là thiết bị được sử dụng rộng rãi tại các phòng thí nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, MEDITOP còn cung cấp những lưu ý về cách bảo trì tủ chi tiết. Cùng theo dõi ngay nhé!

>>>> XEM THÊM: Tủ cấy vi sinh vật vô trùng tại Thiết bị y tế MEDITOP

1. Hướng dẫn lắp đặt tủ cấy vi sinh

Thông thường, khi bạn mua tủ cấy vi sinh sẽ có nhân viên đến tận nhà để lắp đặt. Thế nhưng đối với những người mua ở xa, họ phải tự lắp đặt chúng. Sau đây là một số lưu ý dành cho người dùng khi lắp đặt tủ:

1.1 Điều kiện vị trí lắp đặt tủ

Trước khi lắp đặt tủ, người tiêu dùng cần chú ý đến điều kiện của vị trí lắp đặt như sau:

Tủ cấy vi sinh cần được đặt ở những nơi mà luồng không khí của tủ được bảo vệ.

Không nên đặt tủ cấy vi sinh đối diện cửa hoặc cửa sổ. Đặc biệt, tủ phải đặt cách xa không khí của máy điều hòa không khí.

Đặt tủ tại vị trí có thể tránh xa ảnh hưởng của luồng không khí từ hệ thống điều hòa, thông gió, cửa sổ và nơi có nhiều người di chuyển.

Mặt sau và cạnh của tủ cấy vi sinh nên đặt cách tường tối thiểu 300mm, để tủ dễ vận hành và dễ kiểm tra.

hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh

Điều kiện vị trí lắp đặt tủ

1.2 Điều kiện môi trường

Tủ cấy vi sinh hoạt động theo nguyên lý các khí vào theo các dòng đối lưu. Vì vậy, vị trí đặt tủ phải phù hợp với những điều kiện môi trường thích hợp. Cụ thể như sau:

Chỉ dùng cho hoạt động trong nhà.

Độ ẩm tương đối: <75%

Nhiệt độ môi trường xung quanh: 15 độ C~35 độ C.

Phạm vi áp suất trong khoảng: 70 kPa~106 kPa

Nguồn điện cần được nối đất.

cách sử dụng tủ cấy vi sinh

Điều kiện môi trường để lắp đặt tủ cấy vi sinh

1.3 Phương pháp lắp đặt an toàn

Dưới đây là một số phương pháp lắp đặt tủ cấy vi sinh an toàn, mà các bạn nên biết:

Loại bỏ các vật liệu đóng gói.

Kiểm tra thân máy có bị trầy xước hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển không. Phải đảm bảo rằng không có thiệt hại, vết trầy, biến dạng bên ngoài nào.

Các phụ kiện và linh kiện đi kèm phải được kiểm tra cẩn thận theo danh mục đóng gói trong sổ tay.

Trước khi mở gói hàng, phải di chuyển toàn bộ thiết bị đến nơi cần lắp đặt.

Lắp đặt chân đế (nếu có).

1.4 Kiểm tra sau khi lắp đặt

Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình lắp đặt tủ. Đầu tiên, bạn cần kiểm tra nguồn điện nhằm đảm bảo điện áp và tần số phù hợp với nguồn cung của tủ. Sau đó, kiểm tra các thiết bị và vật nguồn như sau:

Quạt chạy bình thường.

Đèn huỳnh quang, đèn UV và bóng đèn phát sáng khi nhấn nút.

Tất cả nút màn hình phải hoạt động.

hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh

Kiểm tra sau khi lắp đặt

>>>> XEM NGAY: Tủ cấy vi sinh 2 vị trí J-CBWH2 Hàn Quốc

2. Cách sử dụng tủ cấy vi sinh

Sau khi lắp đặt xong, bạn cần phải đảm bảo và làm theo các bước sau đây để sử dụng tủ cấy vi sinh một cách an toàn.

2.1 Đảm bảo các tín hiệu bình thường

Đảm bảo điện áp vào chính xác và ổn định.

Dịch chuyển nhiều mẫu khác nhau bên trong tủ.

Trọng lượng của các vật dụng đặt trong tủ không được quá 23kg / 25 x 25 cm2.

Không dùng ngọn lửa để khử trùng trong quá trình thí nghiệm.

Thời gian sử dụng lọc HEPA khá dài, vì vậy phải thường xuyên thay thế màng lọc mới.

Không di chuyển hoặc tháo rời các đường dẫn ống đã được lắp đặt chặt chẽ.

Kiểm tra lại chất lượng bộ lọc khi đã sử dụng hơn một năm.

2.2 Quy trình vận hành thiết bị

Các bước vận hành tủ cấy vi sinh như sau:

Bước 1: Kết nối nguồn điện.

Bước 2: Nhấn nút có nguồn, kiểm tra các nút. Trường hợp thiết bị hoạt động bình thường, vận tốc không khí, đèn UV và đèn huỳnh quang tuân theo các thông số kỹ thuật.

Bước 3: Tiệt trùng bằng đèn UV trong ít nhất 30 phút với cửa sổ đóng kín trước khi thí nghiệm.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Tủ cây vi sinh một vị trí JCBWv1 Hàn Quốc

3. Lưu ý bảo trì, bảo dưỡng tủ cấy vi sinh

Để kéo dài tuổi thọ sử dụng của tủ cấy, mọi người cần lưu ý các quy tắc bảo trì, bảo dưỡng sau đây :

3.1 Bảo dưỡng hàng ngày

Khử trùng và làm sạch các khu vực hoạt động.

Lau chùi sạch sẽ bề mặt bên ngoài và cửa phía trước.

Kiểm tra những chức năng khác nhau của thiết bị.

Lưu giữ lại kết quả bảo dưỡng.

3.2 Bảo dưỡng hàng tháng

Vệ sinh sạch bề mặt bên ngoài và cửa phía trước.

Sử dụng khăn tắm với 70% cồn trong y tế hoặc pha loãng 1:100 chất tẩy để lau bàn làm việc, mặt trong cửa sổ phía trước và mặt trong của khu vực làm việc (không bao gồm lưới gió trên cùng). Bên cạnh đó, bạn nên dùng khăn khác với nước vô trùng để lau những khu vực này.

Kiểm tra những chức năng khác của thiết bị.

Lưu giữ lại kết quả bảo dưỡng.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tủ thao tác vô trùng ESCO

3.3 Bảo dưỡng hàng năm

Theo các chuyên gia, thời gian tốt nhất để bảo trì toàn diện máy là một năm hoặc 1000 giờ.

Các phương pháp bảo dưỡng:

- Kiểm tra hai dây nâng của động cơ hình ống ở cửa sổ phía trước, đảm bảo rằng cả 2 đều được nối với động cơ với cùng độ kín.

- Kiểm tra đèn UV và đèn LED.

- Kiểm tra hiệu suất tổng thể của tủ hàng năm nhằm đảm bảo rằng sự an toàn đáp ứng các yêu cầu. Người sử dụng có trách nhiệm trả phí cho kiểm tra.

- Lưu giữ lại kết quả bảo dưỡng.

Chú ý: Cần ngắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng.

hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh

Cách sử dụng tủ cấy vi sinh

Với những hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh trong bài viết trên, Thiết bị y tế MEDITOP hy vọng bạn sẽ biết cách dùng thiết bị này một cách an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tìm hiểu về các sản phẩm y tế khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT:

 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan