1. Công dụng khác nhau của máy thở và máy tạo oxy
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa máy thở và máy tạo oxy đều có công dụng giống nhau. Tuy nhiên, hai sản phẩm này đều sở hữu các chức năng khác nhau. Dưới đây là các công dụng cụ thể của từng loại máy:
1.1 Tác dụng máy tạo oxy là gì?
Máy tạo oxy là thiết bị cung cấp oxy không giới hạn và tinh khiết dành cho những bệnh nhân đang gặp vấn đề hô hấp như giảm oxy trong máu mãn tính nghiêm trọng, xơ nang, phù phổi… Dựa trên nguyên lý hoạt động, dòng máy này có thể tách oxy tinh khiết ra khỏi các khí có trong không khí.
Máy tạo Oxy Jumao
>>>> ĐỌC NGAY: Máy thở HFNC là gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng chi tiết
1.2 Công dụng của máy thở
Một trong những chức năng chính của máy thở là tái tạo quá trình thở bằng cách bơm không khí vào cho bệnh nhân. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Loại máy này thường được sử dụng cho các trường hợp như bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, đột quỵ, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và chấn thương sọ não...
2. Sự khác nhau giữa máy thở và máy tạo oxy về nguyên lý hoạt động
Chính vì có cấu trúc và chức năng khác nhau nên nguyên lý hoạt động giữa máy thở và máy tạo Oxy cũng không giống nhau. Để hiểu rõ hơn cách hoạt động của 2 dòng máy này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
2.1 Nguyên lý máy trợ thở hoạt động như thế nào
Máy thở xách tay MTV1000
Trong trường hợp các đường dẫn khí ở phổi bị co lại hoặc bị viêm phổi bởi virus, quá trình đưa oxy vào phổi sẽ vô cùng khó khăn. Điều này sẽ gây ra tình trạng phổi gặp khó khăn khi tự hoạt động và cần đến sự hỗ trợ của máy thở. Lúc này, máy thở sẽ hoạt động theo 2 cách chính sau đây:
● Máy thở áp suất dương: Với cách này, một ống thở sẽ được trực tiếp đưa vào phổi bệnh nhân nhằm giúp đẩy không khí vào đó. Lúc này, máy tạo độ ẩm sẽ làm ấm không khí nhằm điều hòa nhiệt độ bên ngoài tương thích với nhiệt độ cơ thể bệnh nhân, giúp cho việc hít khí vào dễ chịu hơn. Không khí sẽ được máy thở cơ học đưa qua ống thông và dẫn vào mũi, dạ dày.
● Máy thở áp suất âm: Trong điều kiện áp suất âm, áp lực sẽ được áp lên thân người bệnh nhằm làm lồng ngực nở ra một cách tự nhiên. Nhờ vậy, phổi sẽ có thể thở bằng cách ép không khí vào.
Bên cạnh đó, không đơn giản như máy tạo oxy, máy thở còn sử dụng 2 phương pháp sau đây:
● Phương pháp xâm lấn: Người bệnh sẽ được thở máy thông qua nội khí quản hoặc mở nội khí quản.
● Phương pháp không xâm lấn: Người bệnh sẽ được hỗ trợ cung cấp oxy qua mặt nạ, mũi và miệng.
2.2 Nguyên lý của máy tạo oxy
Máy tạo oxy hoạt động bằng cách cung cấp oxy tinh khiết cho bệnh nhân. Máy gồm một tủ bên trong chứa các bộ lọc và máy nén. Không khí đi vào nhờ lỗ thông gió và oxy tinh khiết sẽ được hình thành qua quá trình phức tạp, xảy ra trong lớp sàng phân tử.
Máy tạo oxy dòng 10 lít/phút Longfian
Trong thiết bị này sẽ có một bình chứa oxy luôn sẵn sàng để sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T
3. Khi nào nên sử dụng máy thở và máy tạo oxy cho bệnh nhân
Máy tạo oxy được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân thở trực tiếp oxy, người cao tuổi, người bệnh hen suyễn, người bị yếu phổi, phi công lái máy bay, thợ lặn khi xuống sâu
Giúp cho tình trạng bệnh nhân không trở nặng, đặc biệt là trong tình trạng bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
● Thở chậm hoặc ngưng thở
● Nhịp thở nhanh, trên 30 nhịp/phút
● Tổn thương phổi cấp tính như viêm phổi
● Hội chứng suy hô hấp cấp tính
● Thể tích khí dung giảm dưới 15 mL/ kg
● Thể tích khí lưu thông lớn hơn 10 L/ phút
● Áp suất riêng phần của oxy trong máu (PaO2) dưới 55 mmHg
● Áp suất riêng phần của carbon dioxide trong máu (PaCO2) lớn hơn 50 mmHg với pH động mạch nhỏ hơn 7,25
● Chênh lệch áp lực oxy trong máu động mạch và phế nang (A-a DO2) với độ oxy hóa 100% lớn hơn 450 mm Hg
● Rối loạn tri giác
● Yếu cơ hô hấp
● Bệnh thần kinh cơ
● Tắc nghẽn đường thở.
Khi nào nên sử dụng máy thở và máy tạo oxy y tế?
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Máy thở oxi lưu lượng cao NF5 cao cấp
4. Một số lưu ý khi sử dụng máy điều chế oxy y tế và máy thở
Việc sử dụng các loại máy chuyên dụng trong y tế đòi hỏi người dùng cần phải tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ. Để việc sử dụng máy thở và máy tạo oxy có hiệu quả tối ưu, bạn cần nắm rõ một vài lưu ý dưới đây:
4.1 Lưu ý khi sử dụng máy thở
● Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ
● Cần được hướng dẫn từ những người có chuyên môn
● Vệ sinh máy và các phụ kiện định kỳ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ
● Người mắc bệnh thận nặng, tuyến tụy, các cơ quan khác, hoặc đã hôn mê, sẽ không được ưu tiên dùng máy thở.
4.2 Lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy
● Máy tạo oxy y tế dùng hỗ trợ các bệnh nhân liên quan đến hô hấp phải có nồng độ oxy tinh khiết từ 93% trở lên ở tất cả các lưu lượng số lít.
● Chỉ sử dụng máy tạo oxy y tế khi gặp các vấn đề về đường hô hấp.
● Nên để máy ở nơi thông thoáng.
>>>> XEM CHI TIẾT
- Hệ thống liệu pháp ô-xy lưu lượng cao HFO-1 và HFO-1 home
- Máy thở lưu lượng cao qua đường mũi | Hệ thống máy oxy dòng cao HF8
Thiết bị y tế MEDITOP mong rằng những chia sẻ trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề máy thở khác máy tạo oxy như thế nào. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đặt mua các dòng máy thở hoặc máy tạo oxy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ
● Địa chỉ: 16 BT2 Trần Thủ Độ, Khu Đô Thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội
● Hotline: 0963.923.329
● Website: meditop.com.vn