Hiện nay kỹ thuật nội soi phế quản bằng ống soi mềm có nhiều cải tiến so với lúc mới được áp dụng vào lâm sàng. Trong những năm 1970, chỉ định STPXPQ qua nội soi phế quản bằng ống soi mềm quang học chỉ được thực hiện cho các bệnh nhân điều trị nội trú thì trong những năm gần đây tại một vài nước đã áp dụng sinh thiết xuyên phế quản qua nội soi phế quản (NSPQ) cho cả các bệnh nhân của khoa phổi được theo dõi điều trị ngoại trú. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam thủ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi, do đó trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến sinh thiết phổi xuyên qua nội soi phế quản bằng ống soi mềm cho các bệnh nhân điều trị nội trú.
DỤNG CỤ
Máy móc
� máy nội soi khí phế quản NSPQ quang học, mềm
� Forceps, curette
� Máy chiếu tia X tăng sáng 2 chiều hoặc dạng cánh tay hình C.
� Hệ thống nguồn chiếu sáng, TV
� Oximeter
� Nguồn oxy
� Máy hút
� Tube đựng bệnh phẩm # 20cc với dung dịch N/S.
Thuốc men
w Thuốc tê: Lidocain 2%, 4%, 5%, 10%, dạng khí dung hoặc dung dịch gây tê, gel.
w Seduxen ống. 10mg tiêm bắp
w Atropin ống 1/4mg im.
Có nhiều loại ống nội soi khí phế quản quang học mềm kích thước khác nhau có thể sử dụng để làm thủ thuật cho từng trường hợp đặc biệt.
w BF 10: thông dụng nhất
w BF 2T10: tiện lợi, vì có thể hút máu chảy trong khi sinh thiết, không cần phải rút kềm sinh thiết ra trong lúc làm thủ thuật.
w BF 3C10: đường kính ống nội soi phế quản nhỏ, được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có nhiều nguy cơ xuất huyết.
w BF 1T-10: kênh hút rộng dành cho những trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nhiều.
Các loại forceps có đường kính khoảng 1 � 2mm, tên gọi của chúng là:
w FB-19C (Cupped biopsy forceps)
w FB-15C (Alligator biopsy forceps)
w CC-3C (Double - jointed curette)
Loại alligator forceps có mặt cắt như răng cá sấu, nên làm rách mô nhiều. Khi dùng sinh thiết màng phổi ngoại biên dễ gây tràn khí màng phổi hơn so với forceps hình chén.
w Máy chiếu tia X (fluoroscopy) 2 chiều:
Có một vài tác giả nhận thấy là việc sử dụng máy chiếu tia X tăng quang không đem lại kết quả sinh thiết đạt hiệu quả tốt hơn là không sử dụng nó.
Ngược lại có một số công trình nghiên cứu cho thấy STPXPQ dưới sự hướng dẫn của máy quang tuyến X đã đạt được kết quả tốt hơn trước kia, phát hiện kịp thời các biến chứng xảy ra trong lúc sinh thiết, mẫu bệnh phẩm thu được có chất lượng hơn trước kia.
Theo Mark R. Villeneuve và cs. nếu trên phim X quang thường quy phát hiện sang thương phổi lan tỏa 2 phế trường thì có thể sinh thiết mù, nếu trên phim X quang phát hiện sang thương phổi có dạng nốt cục khu trú ngoại biên của phế trường thì có thể sinh thiết dưới sự hướng dẫn của tia X để hạn chế biến chứng trong và sau khi sinh thiết.
CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
- Bệnh nhân được giải thích trước lý do cần làm thủ thuật.
- Có phim phổi phẳng nghiêng qui ước, hoặc CTscan lồng ngực, hoặc phim Bronchography, Tomography phổi.
- Xét nghiệm chức năng hô hấp, đông máu toàn bộ.
- Ðêm trước thủ thuật nếu không có chống chỉ định cho: Séduxen 5mg, 1 viên uống.
- Ngày làm thủ thuật: Nhịn ăn và uống trước 6 giờ và sau thủ thuật 3 giờ:
- Bệnh nhân được gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%, 4%, 10% qua mũi, họng.
+ Seduxen ống 10mg tiêm bắp.
+ Atropin ống 1/4mg. (0,5mg � 1mg/bệnh nhân) tiêm dưới da.
- Sau khi gây tê kỹ bệnh nhân được soi phế quản trong tư thế nằm ngửa.
Cây phế quản được quan sát qua mắt thường, vị trí tổn thương xác định dựa trên phim X-quang phổi thẳng, nghiêng, hoặc trên CT scan phổi đã được chụp trước đó.
Vị trí STPXPQ dựa trên phim X quang, sự hướng dẫn của máy X quang tăng sáng 2 chiều.