Menu

Nên lựa chọn tủ loại tủ nào để bảo quản vacxin?

Nên lựa chọn tủ loại tủ nào để bảo quản vacxin?

Có một số loại vacxin yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ mát 2-8 oC, một số yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm. Vậy cần lựa chọn tủ bảo quản vacxin như thế nào cho đúng? Đâu là loại tủ bảo quản vacxin chuyên dụng, đâu là tủ mát bảo quản mẫu, bảo quản dược? Điều này không phải ai cũng nắm rõ


 

>>>> XEM THÊM: Tủ bảo quản vacxin, tủ lạnh bảo quản vacxin, đựng vắc xin chuyên dụng

Vacxin là chế phẩm sinh học nhạy cảm với nhiệt độ, nếu điều kiện bảo quản không tốt có thể gây hỏng, mất tác dụng của vacxin, hoặc nếu để vacxin không khoa học có thể gây nên việc lấy nhầm, tiêm nhầm vacxin như một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra mà chúng ta đã được biết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hậu quả do vacxin mất tác dụng, hoặc tiêm nhầm, thao tác không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng, ảnh hướng tới tính mạng trẻ em, và uy tín của trung tâm, cơ sở y tế. Do đó, cần hết sức lưu ý trong vấn đề lựa chọn tủ bảo quản vacxin chuyên dụng, không nên sử dụng tủ lạnh thông thường hoặc các tủ không đúng chức năng, hoặc tủ mát thông thường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ bảo quản khác nhau, nhưng không phải loại tủ nào cũng được sử dụng để bảo quản vacxin. Một số loại tủ mát trên thị trường hoạt động ở khoảng 2-8 oC, hoặc 0-15 oC nhưng chưa phải là tủ bảo quản vacxin chuyên dụng theo khuyến cáo của WHO, khi mất điện không thể giữ được nhiệt độ lâu, mặc dù có điện dự phòng nhưng vẫn có nhiều nơi điện dự phòng hỏng đã làm hỏng cả lô vacxin. Do đó lựa chọn tủ bảo quản vacxin chuyên dụng đúng cách không phải ai cũng biết, không phải ai cũng lưu ý cho đến khi sự cố đáng tiếc xảy ra có thể thiệt hại về tính mạng, về tiền của và uy tín của trung tâm, bệnh viện

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý cho việc lựa chọn tủ bảo quản vacxin sau:

1. Chỉ sử dụng tủ được thiết kế chuyên dụng cho mục đích bảo quản vacxin.
2. Tủ lạnh có khoảng nhiệt từ 2-8 oC, 0-15 oC (hoặc tủ âm đối với vacxin cần bảo quản âm, ví dụ -20oC). 
3. Tủ phải có lớp cách nhiệt PU dày (thường dày >50mm, hoặc 70mm) để giữ nhiệt lâu khi mất điện. 
4. Tủ phải có các khay lót đá để trường hợp mất điện có thể lưu trữ nhiệt độ 2-8 oC trong khoảng 24h, 48h hoặc 72h.
5. Tủ phải được thiết kế có các giỏ chứa riêng biệt, việc thiết kế các giỏ chứa vacxin giúp cho việc lưu giữ từng loại vacxin vào các giỏ, hạn chế nhầm lẫn (việc lấy nhầm, tiêm nhầm vacxin gây hậu quả nghiêm trọng đã từng xảy ra các sự cố đáng tiếc), mặt khác giữa các giỏ có khoảng cách giúp lưu thông, tuần hoàn tốt. 
6. Tủ phải hiển thị nhiệt độ tủ bằng màn hình hiển thì LED/LCD, có nhiệt kế độc lập giúp theo dõi nhiệt độ thường xuyên, tủ phải có khóa để tránh sự truy cập trái phép.
7. Tủ phải có chuông, tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh/hình ảnh khi nhiệt độ quá ngưỡng (ví dụ quá ngưỡng 2-8oC), khi mất điện, khi lỗi nguồn, khi lỗi sensor. Việc cảnh báo rất quan trọng, giúp người sử dụng biết sự cố để khắc phục, đề phòng.
8. Chỉ nên sử dụng tủ bảo quản vacxin có sự khuyến cáo, đề nghị của tổ chức y tế thế giới WHO và UNICEF cho mục đích bảo quản vacxin. 
Hiện nay trên thị trường, theo khuyến cáo của WHO chỉ có một số tủ sau đáp ứng tốt được công dụng bảo quản vacxin đó là tủ lạnh hãng Haier, Vestfrost, Dometic.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

Công ty Meditop hiện là đơn vị chính phân phối các dòng tủ bảo quản vacxin chuyên dụng theo khuyến cáo WHO và UNICEF như tủ bảo quản vacxin Haier HBC-70, HBC-110, HBC-200, HBC-340. Hãng Vestfrost, Đan mạch như: MKF074, MK114, MK204, MK304, VLS300 green line, VLS 400 Green Line

 

>>>> TÌM HIỂU VỀ:

 

 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan