Một số nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu là:
- Bữa ăn nghèo dinh dưỡng. Bất kỳ ai, dù già hay trẻ, thường xuyên có chế độ ăn ít chất sắt và vitamin, đặc biệt là folate đều có nguy cơ bị thiếu máu. Cơ thể cần sắt, protein và các vitamin để sản xuất hồng cầu đầy đủ.
- Những bệnh đường ruột. Bị bệnh đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non - ví dụ như bệnh Crohn và bệnh tiêu chảy phân mỡ - có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc thực hiện phẫu thuật trên những đoạn ruột non là nơi các chất dinh dưỡng được hấp thu có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và thiếu máu.
- Kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn nam giới do họ bị mất máu cùng với sắt mỗi tháng trong khi hành kinh.
- Thai kỳ. Nếu bạn có thai, bạn cũng bị gia tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do chất sắt dự trữ trong cơ thể bạn được dùng để tăng thể tích máu đồng thời cũng là
nguồn cung cấp hemoglobincho cái thai đang lớn bên trong bụng.
- Những bệnh mạn tính. Chẳng hạn như nếu bạn bị ung thư, suy thận hoặc suy gan, hoặc những bệnh mạn tính khác, bạn cũng có nguy cơ thiếu máu. Những bệnh này có thể dẫn đến thiếu hồng cầu. Mất máu chậm, mạn tính do các vết loét hoặc những nguồn khác bên trong cơ thể có thể làm giảm dữ trữ sắt của cơ thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.
- Tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có người bị những bệnh thiếu máu do di truyền chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể tăng nguy cơ bị thiếu máu.
Những yếu tố khác
Một số bệnh nhiễm trùng, bệnh về máu và những rối loạn tự miễn, tiếp xúc với độc chất, và sử dụng một số loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
Nhóm người có nguy cơ bị thiếu máu còn lại là những người bị đái tháo đường, những người nghiện rượu (cồn trong rượu có thể gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng) và những người ăn chay trường nên có thể không được cung cấp đủ sắt hoặc vitamin B12 trong bữa ăn.