Menu

Mô hình thực hành sơ cứu nhựa

Mô Hình Thực Hành Sơ Cứu, Cấp Cứu Bằng Nhựa Có Monitor

Mô hình thực hành sơ cứu là dụng cụ nhằm hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình thực hành cấp cứu bệnh nhân với những tình huống khẩn cấp. Bài viết dưới đây của MEDITOP sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết về mô hình cũng như phân loại và công dụng sản phẩm. Cùng xem ngay nhé!

>>>> XEM NGAY: Mô hình hồi sức cấp cứu dùng để thực hành trong bệnh viện

1. Mô hình thực hành sơ cứu là gì?

Mô hình thực hành sơ cứu

Thực hành sơ cứu trên mô hình

Mô hình thực hành sơ cứu được dùng trong việc giảng dạy và học tập của các y bác sĩ thực tập cũng như tập huấn cho đội ngũ y tế. Dụng cụ được tích hợp hệ thống monitor giúp theo dõi, đánh giá chính xác các động tác của người thực hiện trong quá trình thao tác.

>>>> XEM THÊM: Mô Hình Điều Dưỡng Đa Năng KAR/2300

2. Ứng dụng của mô hình thực hành cấp cứu

Trong cuộc sống hàng này, các tai nạn, biến chứng bệnh sẽ có thể bất ngờ xảy ra với bất kỳ ai. Hành động sơ cứu ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, điều này sẽ hạn chế để lại các di chứng tới mức nhẹ nhất và còn giúp bảo vệ tính mạng của bệnh nhân.

thực hành sơ cứu cầm máu

Mô hình thực hành sơ cứu trẻ em bằng nhựa

Mô hình thực hành sơ cứu có vai trò giúp sinh viên ngành y thực hành lý thuyết trên lớp và vận dụng vào thực tế. Mô hình sẽ thay thế cho các bệnh nhân để các bác sĩ thực tập có thể thực hành trong những trường hợp không có tình huống cấp cứu thực tế.

Việc dạy và học qua mô hình giúp sinh viên ngành y có cái nhìn trực quan, sinh động, giúp quá trình học trở nên thú vị và đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, việc thực hành qua mô hình còn giúp người dạy và học đánh giá được chính xác về lực cũng như độ chính xác của động tác thực hiện.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Mô Hình Huấn Luyện Hô Hấp Nhân Tạo

3. Phân loại mô hình sơ cứu nhựa

Mô hình thực hành cấp cứu thường được làm bằng chất liệu nhựa để hạn chế rơi vỡ, độ bền cao. Có 2 loại mô hình sơ cứu bằng nhựa phổ biến được sử dụng hiện nay là mô hình sơ cứu nhựa toàn diện và mô hình sơ cứu GD/CPR10150.

3.1 Mô hình sơ cứu nhựa toàn diện

Với loại mô hình này, người sử dụng sẽ có thể thực hành được nhiều trường hợp thực tế. Dụng cụ có thể mô tả rõ ràng các đặc điểm giải phẫu và đem lại hiệu ứng thực tế như về màu da, động mạch của con người.

Mô hình thực hành sơ cứu

Mô hình thực hành sơ cứu bằng nhựa toàn diện

Các chức năng chính của mô hình là:

  • Mô hình mô phỏng rõ diễn biến thay đổi của đồng tử và động mạch cảnh.
  • Tái tạo nhịp thở trong trường hợp tắc nghẽn khí quản, co thắt khí quản một cách trực quan.
  • Hỗ trợ đặt ống thông khí mũi và miệng, hỗ trợ nâng đầu, hàm dưới mô hình bệnh nhân.
  • Trang bị kèm máy điện tử kỹ thuật số hiển thị hình ảnh.
  • Hồi sức tim phổi CPR.
  • Có thể tạo nhịp và năng lượng khử rung tối đa 360J.
  • Theo dõi điện tâm đồ.
  • Có thể thực hành truyền tĩnh mạch và đo huyết áp.
  • Khử rung tim ngoài tự động GD/AED99F.

3.2 Mô hình sơ cứu GD/CPR10150

Mô hình sơ cứu GD/CPR10150 đạt tiêu chuẩn AHA 2010 của Hội tim mạch Mỹ. Loại mô hình này sở hữu hiệu ứng mô phỏng dấu hiệu sự sống sinh động, mô phỏng động mạch, tĩnh mạch trên cơ thể người.

Mô hình thực hành sơ cứu

Thực hành sơ cứu bằng mô hình nhựa trong quá trình giảng dạy của ngành y

Chức năng chính của mô hình:

  • Thể hiện trực quan và đầy đủ các đặc điểm giải phẫu, có thể cầm nắm như người thật.
  • Mô hình hỗ trợ hô hấp nhân tạo, đường thở mở, nén tim ngoài lồng ngực.
  • Tần suất ≥100 lần/phút
  • Tỷ lệ nén và hô hấp nhân tạo: 30:2/đơn hoặc 15:12/đôi.
  • Xuất hiện các màu tương ứng với độ nén: Màu vàng, xanh lá hoặc đỏ
  • Reo báo động nếu có sai sót trong thao tác.
  • Hiển thị độ sâu nén chính xác 4cm.
  • Thể hiện rõ các chỉ số trị số hà hơi: 150ml - 200ml
  • Nguồn điện: 220V
  • Điện áp: 6V hoặc sử dụng 4 pin.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Mô Hình Huấn Luyện Chấn Thương

4. Cách sử dụng mô hình cấp cứu, sơ cứu cơ bản

Mô hình thực hành sơ cứu thể hiện tương quan giữa người thực hiện cấp cứu và người được cứu một cách rõ ràng nhất có thể. Việc sử dụng mô hình cấp cứu đúng cách sẽ giúp người sử dụng không bị bỡ ngỡ và bỏ qua “giai đoạn vàng” cứu bệnh nhân khi tiếp xúc với trường hợp thực tế.

4.1 Màn hình hiển thị khi thực hiện thổi ngạt

 

thực hành sơ cứu cầm máu

Quá trình thực hành cấp cứu ở trường hợp bệnh nhân ngạt thở

Màn hình theo dõi của mô hình sẽ giúp đánh giá được độ chính xác và sự tác động về lực của. Điều này nhằm hỗ trợ điều chỉnh và thực hiện đúng các hướng dẫn cơ bản. Nếu lượng khí thổi vào chưa đạt thì màn hình sẽ hiển thị như sau:

  • Khối lượng được thổi vào quá nhỏ, mã vạch sẽ hiển thị màu vàng.
  • Mã vạch hiện màu xanh là khi khối lượng không khí đi vào đã thích hợp.
  • Mã vạch hiện màu đỏ có nghĩa là khối lượng không khí quá lớn vượt mức cho phép.
  • Lượng thể tích thủy triều khi được bơm quá nhanh hoặc quá lớn, khiến khí đi vào đèn chỉ thị dạ dày.

4.2 Màn hình hiển thị khi thực hiện ép tim

Mô hình thực hành sơ cứu

Thực hành sơ cứu trên mô hình nhựa có gắn monitor

Trong quá trình thực hành ép tim, màn hình hiển thị của mô hình cũng sẽ hiển thị cảnh báo nếu thao tác chưa đúng. Dưới đây là thông tin giải thích cho từng thông báo:

  • Khi độ sâu nhấn quá thấp thì mã vạch hiển thị màu vàng.
  • Mã vạch hiển thị màu xanh là khi độ sâu nhấn đã phù hợp.
  • Màu đỏ của mã vạch sẽ báo động độ sâu nhấn quá lớn.
  • Tần suất ép tim là do người sử dụng thực hiện tự đặt giá trị.
  • Người sử dụng có thể đặt thời gian hoạt động sau vài giây.

4.3 Hướng dẫn quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn

Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn được thực hiện theo quy chuẩn mới của WHO theo các bước C-A-B:

C: Được hiểu là thao tác ép tim ngoài lồng ngực (Chest compressions). Bạn hãy làm theo các động tác trong hướng dẫn dưới đây:

  • Một bàn tay đặt lên chính giữa ½ dưới xương ức của nạn nhân, tay còn lại sẽ đặt lên trên bàn tay trước.
  • Đan xen các ngón tay vào nhau. Sau đó bạn hãy dùng lực của hai tay, vai và thân để ép vuông góc xuống lồng ngực bệnh nhân sao cho xương ức lún xuống 4-5 cm.
  • Nhấc tay lên rồi sau đó tiếp tục thực hiện nhịp ép thứ hai.
  • Tần suất ít nhất là 100 lần/phút.

A: Là viết tắt của từ Airway, mang nghĩa là giải phóng đường thở.

B: Breathing - Hô hấp nhân tạo hay thổi ngạt trong khoảng 20 nhịp/phút.

thực hành sơ cứu cầm máu

Mô hình thực hành cấp cứu chi tiết

Mô hình thực hành sơ cứu là thiết bị không thể thiếu trong ngành y tế và hoạt động giảng dạy. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các loại mô hình thì hãy liên hệ ngay đến Thiết bị y tế MEDITOP theo địa chỉ liên hệ dưới đây nhé!

Thông tin liên hệ:

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan