Menu

Nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học, phân loại - ứng dụng

Nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học, phân loại - ứng dụng

Tủ an toàn sinh học là sản phẩm được trang bị buồng thao tác dạng kín, thường được sử dụng trong phòng xét nghiệm, y học lâm sàng... Theo nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học, khi thao tác với vi sinh vật gây bệnh thì hệ thống khí đối lưu bên trong sẽ giúp bảo vệ người thao tác, mẫu vật và môi trường xung quanh tránh lây nhiễm và phát tán nguồn bệnh. Để hiểu rõ hơn về cách vận hành cũng như công dụng của thiết bị này, hãy cùng MEDITOP theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

>>>> Xem thêm: Tu an toan sinh hoc cấp chính hãng kèm báo giá chi tiết

1. Tủ an toàn sinh học vận hành như thế nào?

Để quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi cũng như bảo vệ tối đa cho người thao tác và môi trường xung quanh, tủ an toàn sinh học vận hành như sau:

  • Khí trong phòng được máy hút hút vào tủ thông qua thanh hút khí trước cửa tủ. Dòng khí inflow (khí trong phòng làm việc) chưa được lọc này không đi thẳng vào không gian làm việc mà được hút vào khe phía dưới tủ.
  • Dòng khí sau khi được lọc bởi tấm lọc HEPA sẽ chạy xuống không gian làm việc dưới dạng dòng khí. Tấm lọc này phải đảm bảo rằng lượng khí chạy xuống không gian làm việc lúc nào cũng đủ để bảo vệ vật mẫu thí nghiệm khỏi việc bị nhiễm khuẩn. Dòng khí downflow (không khí trong khoang thao tác) là đồng dạng - vận tốc chỉ được dao động khoảng +/-20% của vận tốc trung bình.
  • Sự đồng dạng này giúp tránh khỏi tình trạng các mẫu vật đặt ở các khu vực khác nhau, trong không gian làm việc bị nhiễm khuẩn lẫn nhau. Khi sắp chạm bề mặt làm việc, dòng downflow sẽ chia ra 2 phần: 1 phần di chuyển về phía trước và chui vào các lỗ trên thanh hút khí cửa trước, 1 phần di chuyển theo hướng ngược lại vào các lỗ ở thanh hút khí đằng sau tủ.
  • Dòng inflow di chuyển bên trong tủ (sau khi đi dưới không gian làm việc và phía sau mặt trong cùng của tủ) và cùng đi vào khoang máy hút.
  • Mặt khác, một phần nhỏ cả khối khí sẽ vào lỗ châm kim ở đầu hai bên cạnh tủ với vận tốc lớn. Điều này sẽ tạo nên một hàng rào khí, ngăn chặn không cho khí nhiễm khuẩn di chuyển vào không gian làm việc cũng như thoát ra khỏi tủ.
  • Trong khoang chứa không khí, khoảng 30% khí sẽ qua bộ lọc HEPA và ra ngoài (để bảo vệ người thao tác và môi trường tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc sinh học). 70% còn lại sẽ được lọc bởi tấm lọc HEPA và quay trở lại không gian làm việc dưới dạng downflow.
  • Trường hợp khí thoát ra ngoài thông qua ống dẫn hở, tủ sẽ bảo vệ cho người sử dụng khỏi chất độc hóa học dễ bay hơi dùng với lượng nhỏ. Thông thường những hơi hóa học này không được lọc bằng tấm lọc HEPA.

Nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học

>>>> Tìm hiểu thêm: Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2, A1, B1, B2 vị trí tại MEDITOP

2. Công dụng của tủ an toàn sinh học

Phòng xét nghiệm là một môi trường độc hại. Việc sử dụng tủ an toàn sinh học để thao tác sẽ giúp bảo vệ người xét nghiệm và môi trường xung quanh khỏi các vi sinh vật gây bệnh. Các khí thải trong quá trình xét nghiệm nhờ được lọc qua màng HEPA mà có thể loại bỏ các vi sinh vật độc hại. Bên cạnh đó, tủ an toàn sinh học còn giúp duy trì môi trường tiệt trùng cho các vật liệu thao tác bên trong.

Công dụng của tủ an toàn sinh học

>>>>  Tham khảo thêm: Tủ an toàn sinh học cấp 1 vị trí, tủ thao tác PCR của MEDITOP

3. Phân loại tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học thường được chia làm 3 loại. Bạn có thể tham khảo cụ thể những thông tin bên dưới.

3.1 Tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ an toàn sinh học cấp 1 giúp bảo vệ người thao tác và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, loại tủ này lại không thể bảo vệ tốt mẫu vật vì dòng khí đi vào có thể bị lây nhiễm. Sản phẩm này ít được sử dụng trong phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh và thường được dùng cho máy ly tâm hoặc các thí nghiệm tạo ra các sol khí.

Tủ an toàn sinh học cấp 1

3.2 Tủ an toàn sinh học cấp 2

Tủ an toàn sinh học cấp 2 bảo vệ người sử dụng và môi trường xung quanh. Khác với tủ cấp 1, loại tủ này có màng lọc HEPA nên có thể bảo vệ vật liệu thí nghiệm. Tủ cấp 2 có 4 loại gồm A1, A2, B1, B2. Khoảng 95% các loại loại tủ an toàn sinh học hiện này đều sử dụng loại A2.

Tủ an toàn sinh học cấp 2

>>>> Xem thêm: Tủ thao tác PCR có gió hoàn lưu qua lọc Hepa

3.3 Tủ an toàn sinh học cấp 3

Tủ an toàn sinh học cấp 3 được sử dụng cho các phòng thí nghiệm có tính độc hại cao, với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần được bảo vệ ở mức tối đa. Đây là tủ bảo vệ cho mẫu vật và môi trường xung quanh tốt nhất, vì loại tủ này là hệ thống hoàn toàn kín, có màng lọc HEPA đối lưu gắn găng tay, khử nhiễm mẫu ra, vào và cồng này bằng pass box hãy thiết bị tiệt trùng 2 cửa.

Tủ an toàn sinh học cấp 3

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên lý hoạt động tủ an toàn sinh học cũng như các công dụng và phân loại của sản phẩm này. Thiết bị y tế MEDITOP hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về loại tủ này. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây. Cảm ơn vì đã đọc bài viết này!

Thông tin liên hệ:

>>>> Tìm hiểu thêm: 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan